Giảm tái phát sỏi tiết niệu là vấn đề mà nhiều bệnh nhân quan tâm. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ về cơ chế hình thành sỏi tiết niệu, qua đó chúng tôi đưa ra các giải pháp giúp hạn chế sự hình thành và giảm tái phát sỏi tiết niệu.
Đây là các biện pháp giúp hạn chế quá trình hình thành sỏi và giảm tái phát sỏi sau điều trị
1- Uống nhiều nước giúp giảm tái phát sỏi tiết niệu:
Uống nhiều nước là biện pháp đơn giản phòng sỏi tiết niệu
• Đây là cách phòng ngừa sỏi niệu một cách hiệu quả, an toàn và rẻ tiền nhất. Nước ta có khí hậu nóng, người ta đổ mồ hôi nhiều, nước tiểu cô đặc lại dễ tạo sỏi nên chúng ta cần uống nhiều nước để nước tiểu loãng ra.
• Chúng ta nên uống khoảng 2,5 đến 3 lít nước lọc mỗi ngày hoặc ăn uống làm sao để có lượng nước tiểu đạt được trên 2,5 lít trong một ngày.
2- Ăn nhạt – Ăn ít thit đông vật giúp giảm tái phát sỏi tiết niệu
Hạn chế thịt động vật trong khẩu phần ăn
• Không nên ăn mặn và không nên ăn nhiều thịt. Thực phẩm chứa nhiều muối và nhiều chất đạm sẽ làm giảm độ pH nước tiểu, kích thích sự bài tiết chất calcium và cystine gây ra sỏi niệu, ngoài ra còn làm giảm bài tiết chất citrat giúp ngăn chận sự tạo thành sỏi niệu.
• Mặc khác, thực phẩm ít muối và ít chất đạm động vật còn giúp chúng ta tránh các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, thiểu năng động mạch vành.
3- Ăn uống điều độ thực phẩm có chứa chất calcium giúp giảm tái phát sỏi tiết niệu
Ăn uống điều độ thực phẩm giàu canxi
• Sữa tươi chứa nhiều calcium. Mỗi ngày chúng ta có thể dùng khoảng 3 ly sữa tươi hoặc một số lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như bơ,pho mai v.v…
• Không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa calcium vì như thế sẽ gây ra mất cân bằng trong việc hấp thụ chất calcium, khiến cho cơ thể tái hấp thụ nhiều hơn chất oxalat từ ruột và sẽ tạo ra sỏi niệu.
• Người ta tin rằng lượng calcium ăn vào khoảng 800 – 1300mg mỗi ngày sẽ giúp làm giảm sự bài tiết
chất oxalat trong nước tiểu. Tuy nhiên chúng ta cần nhớ là chỉ có chất calcium chứa trong thực phẩm mới có giá trị, thuốc men có chứa calcium không giúp ích gì trong việc tránh sự tạo thành sỏi niệu. Ngoài ra, nếu kiêng cữ quá mức những thực phẩm có chứa chất calcium, chúng ta sẽ có nguy cơ bị bệnh loãng xương dễ đưa đến gãy xương.
4- Kiêng cữ thực phẩm nhiều oxalat
Thực phẩm nhiều oxalat như: rau cải, bột cám ngũ cốc, trà đặc khi lượng oxalat bài tiết trong nước tiểu gia tăng hơn bình thường (khoảng 45mg/24 giờ).
5- Nên uống nhiều nước cam, nước chanh tươi
Hai loại thức uống này? có chứa nhiều citrat là chất giúp chống lại sự tạo thành sỏi niệu. Nên sử dụng nước chanh, nước cam tươi, và chỉ nên uống nước với một vài lát cam, chanh thôi nhé. Không nên uống quá nhiều nước chanh, nước cam, sẽ không có tác dụng giảm hình thành sỏi.
6- Nên ăn nhiều rau tươi có chất xơ
Rau tươi có chất xơ : sẽ giúp tiêu hóa nhanh, tránh ứ đọng trong ruột, giảm thiểu sự tái hấp thụ chất oxalat từ ruột để tạo nên sỏi niệu. Ngoài ra, chất kiềm cung cấp bởi rau tươi sẽ gia tăng sự bài tiết chất citrat chống lại sỏi niệu.
7- Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purine
Hạn chế các thực phẩm giàu nhân purine
Thực phẩm chứa chất purine gây ra sỏi niệu như cá khô, thịt khô, mắm, lòng bò, lòng heo, .v.v.
Xem thêm: Dự phòng sỏi thận, chế độ ăn uống sinh hoạt cho bệnh nhân sỏi thận
Tham khảo thêm: Tán sỏi thận qua da và dự phòng tái phát sỏi
Bs. Mai Văn Lực
Khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu & Nam học Bệnh viện E. Hotline: 0886 999 115
Website Soitietnieu.com được xây dựng và quản lý bởi Bs Mai Văn Lực. Chúng tôi hỗ trợ khám và điều trị các bệnh lý Ngoại khoa tiết niệu tại các bệnh viện uy tín do các bác sĩ giỏi, giáo sư đầu ngành trực tiếp khám và điều trị.
Liên hệ: 0984 260 391 - 0886 999 115