Tán sỏi nội soi ngược dòng là phương pháp điều trị sỏi theo đường tự nhiên. Qua đó, bác sĩ sẽ đưa dụng cụ gồm máy soi kèm dây tán laser đi theo đường tiểu qua niệu đạo, bàng quang, lên niệu quản và tiếp cận sỏi, phá vỡ sỏi bằng năng lượng laser hoặc siêu âm. Tán sỏi nội soi ngược dòng là phương pháp lý tưởng để xử lý những viên sỏi ở niệu quản 1/3 giữa – dưới; sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo… Đối với những viên sỏi ở niệu quản 1/3 trên, ở bể thận hay ở trong thận thì tán sỏi nội soi ngược dòng sẽ khó khăn hơn, tỷ lệ thành công sẽ thấp hơn. Tuy nhiên, nếu có ống soi mềm thì quá trình xử lý sỏi đoạn cao sẽ trở nên thuận lợi hơn, hiệu quả hơn.
I. CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Trong tán sòi ngược dòng, không có chì định cứng nhắc cho tất cả các trường hợp mà phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm cùa phẫu thuật viên và trên từng bệnh nhản cụ thẻ (Patric Spirnark J ,1991).
Trước đây, tán sỏi chỉ thực hiện cho những sòi niệu quản có kích thước nhỏ, Sỏi nằm vị trí 1/3 dưới. Nhờ sự phát triển cùa ống sỏi cỡ nhỏ và ống soi mềm, kết hợp với khả nẳng tán sỏi hiệu qủa của các nguồn nẳng lượng khác nhau như: siêu âm, thủy điện lực, laser,… cho phép tán sỏi niệu quản kích thước lớn hơn ờ bất kỳ vị trí nào của niệu quản.
1.Chỉ định
– Vị tri sỏi và kích thước sỏi
Vị tri sỏi:
Đối với sỏi niệu quản đoạn dưới chỗ bắt chéo động mạch châu, đặc biệt đoạn 1/3 dưới tán sỏi niệu quản nội soi chiếm nhiều ưu thế hơn so với các phương pháp khác. Theo Ngô Gia Hy (1985). Trần Văn Sáng (1996), Nguyền Kỳ (2003), Walter (1999), Hasan (1999), Hautmann (2004), tán sỏi niệu quản nội soi tốt nhất là sỏi niệu quản 1/3 dưới.
Nhờ thiết bị nội soi phát triển, ống nội soi cứng, bán cứng và nguồn năng lượng phong phú, cũng như kinh nghiệm phẫu thuật viên được nâng lên, tán sỏi niệu quản nội soi được mở rộng lên niệu quản đoạn lưng, sử dụng ống soi mềm tán sỏi nội soi có thể lên cực dưới thận.
Về kích thước sỏi:
Theo Hội tiết niệu Mỹ (2007), đối với sỏi niệu quản đoạn trên kích thước < 10 mm, tán sỏi nội soi ngược dòng là lựa chọn thứ hai sau tán sòi ngoài cơ thể. Nếu sỏi > 10 mm có thể lựa chọn tất cả các phương pháp diều trị ít xâm lấn trong đó có tán sỏi nội soi ngược dòng.
Do đó, nội soi ngược dòng có thể chì định sỏi < 1,5 cm. Tuy nhiên, sỏi niệu quản đoạn dưới có thể chì định kích thước lớn hơn đoạn trên, sỏi có kích thước lớn tán sỏi nội soi hiệu quả thấp hơn.
2. Sỏi hai bên và suy thận
Tán sỏi nội soi đối với bệnh nhân sỏi niệu quản hai bên, suy thận là giải pháp can thiệp ít xâm lấn và hiệu qủa cho bệnh nhân. Sau tán phải đặt sonde double J nhằm dẫn lưu thận, điều trị suy thận.
Tuy nhiên có thể phải chạy thận nhân tạo trước khi tán sỏi để đàm bào an toàn cho bệnh nhân, lấy hết sỏi và đặt ống thông double J sau khi tốn giúp cho niệu quàn được lưu thông tốt.
Tán sỏi niệu quản hai bên trong cùng một lúc giúp bệnh nhân giảm được thời gian nằm viện, thời gian hổi phục nhanh hơn, giảm kinh phí. Tuy nhiên, tán sỏi niệu quản hai bên một thì có thể tăng tý lệ rủi ro sau tản sỏi hơn là tán từng bên vì có thể gây vô niệu và suy thận cấp sau tán nếu như không đảm bào được giải phóng bế tắc niệu quản, nguyên nhân liên quan đến phù nể và co thắt niệu quản sau tán sỏi. Đề phòng rủi ro này, Gaurav (2007) khuvên nên đặt ông thông double J sau khi tán sỏi niệu quản 2 bên, tối thiểu cũng phải dặt một bên đàm bào lưu thông niệu quản.
– Chức năng thận
Nên chì định cho trường hợp chức năng thận tốt và trung bình, đây là điều kiện cho thận có nhiều nước tiều, đẩv các mành vụn sau tán xuống bàng quang.
– Độ giãn đài bê thân
Nên chì định cho trường hợp không giãn hoặc giãn nhẹ.
Khuyến cáo của Hội tiết niệu Mỹ chỉ định tán sỏi niệu quân nội soi không đề cập đến mức độ ứ niệu và chức nàng thận. Bởi vì tản sỏi niệu quản nội soi là phương pháp tán và gắp các mảnh sỏi ra ngay, không phải đợi sỏi đào thải ra ngoài theo nước tiểu như tán sỏi ngoài cơ thể. Tuy nhiên, với thận ứ nước nặng làm kỹ thuật này ít hiệu quả nên dãn lưu thận ra da sau đó xét tán sỏi niệu quản sau.
Các trường hợp khác
Sòi niệu quản tái phát.
Mành sỏi sót trên thận rơi xuống niệu quản sau: tán sỏi ngoài cơ thể, lấy sỏi qua da. phẫu thuật mở.
Sỏi niệu quản sót sau: phẫu thuật mở, lấy Sỏi qua nội soi niệu quản.
Bệnh nhân có sỏi thận có các chống chị định tương đối của tán sỏi ngoài cơ thể: bệnh nhân dang đặt máy tạo nhịp hoặc phá rung, béo phì.
3. Sỏi niệu quản đã điêu trị nội khoa thất bại.
– Chống chỉ định
Chống chỉ định tuyệt dối
- Hẹp niệu dạo không đặt được ống soi niệu quản.
- Bệnh nhân biến dạng khớp háng, cột sống không nàm dược thư thê sản khoa
- Đang có nhiễm khuẩn niệu chưa dược điều trị.
- Đang có rối loạn đông máu hoặc dang sử dụng thuốc chống dông
- Các bệnh dị dạng đường tiết niệu.
- Xoắn vặn niệu quản.
- Các bệnh toàn thân nặng.
Chống chi định tương đối
- Sỏi bám dính vào niệu mạc, thuốc càn quang không thể vượt qua sỏi.
- Bệnh nhân có u tuyến tiển liệt thùy giữa.
- Đang dùng thuốc chống đông như hepanrin.
Chi định tán sỏi niệu quản cho phụ nữ có thai
- Thái độ xử trí sỏi niệu quản có 2 hướng, một là điều trị bào tổn bằng thuốc giảm đau giàn cơ ở 3 tháng dấu của thai kỳ. bào thai rất nhạy cảm với các tác nhân có hại… Các tác giả khuvên cố gắng điều trị bào tồn trong 3 tháng đầu và can thiệp trong 6 tháng sáu. Nếu điều trị bào tổn thất bại bệnh nhân đau nhiều, nhiễm khuẩn, sỏi gây tắc niệu quàn 3 – 4 tuần, thì điều trị can thiệp phải đặt ra. Lúc này cân nhắc đến tuổi thai, mức độ ảnh hưởng của sỏi đối với thận và nên sử dụng ống soi mềm tán sỏi niệu quản.
II. KỸ THUẬT VÀ THAY ĐỔI KỸ THUẬT
1. Vô cảm và tư thế
Tốt nhất là vô cảm toàn thân, nhất là tán sòi niệu quản 1/3 trên. Bởi vì bảo đảm mềm cơ, dưa máy lên tiếp cận sỏi thuận lợi. Khi soi lên cao phải đảm bảo bệnh nhân nằm thật yên và khống chế được mức độ hô hấp. Khi ống soi đang nằm trong niệu quản, nếu bệnh nhân ho có thể làm niệu quản di động và gây thủng.
Vô cảm vùng chỉ thích hợp khi sỏi niệu quản đoạn chậu để chẩn đoán với ống soi nhỏ.
Tư thế: bệnh nhân nằm tư thế sản khoa, mông vượt quá mép bàn.
Soi bàng quang và đặt dây dẩn đường Guide wire.
– Soi bàng quang
Sỏi bàng quang nhằm mục đích: quan sát 2 lỗ niệu quản và phát hiện các thương tổn khác có thể có trong bàng quang; đặt dây dẫn đường vào niệu quản cần soi. Nên dùng dây dẫn đường mỗi khi sỏi niệu quản, tuy nhiên một số phẫu thuật viên niệu chì đặt dây đẵn đường khi sỏi niệu quản trong những trường hợp khó, điều này không được nhiều tác giả đồng tình. Khi soi bàng quang, đa số các trường hợp đếu dễ dàng xác định được vị trí 2 lỗ niệu quản nằm ờ hai đầu của gờ liên niệu quản.
Video nội soi tán sỏi niệu quản đoạn 1/3 trên bằng Laser
2. Các bước để tìm 2 lỗ niệu quản
+ Lấy hết nước tiểu ra khỏi bàng quang
+ Đặt ống soi tại vị trí ngay cổ bàng quang
+ Bắt đầu cho nước chảy từ từ vào bàng quang cho bàng quang giãn từ từ, quan sát theo gờ liên niệu quản có thể thấy lỗ niệu quản mở dần ra.
+ Đưa ống soi sâu dần vào trong bàng quang và chú ý quan sát xuống phía dưới để xác định vị trí của gờ liên niệu quản
+ Hai lỗ niệu quản nằm ở hai đầu cảa gờ liên niệu quản, cách đường giữa khoảng 1 cm. Khi nhìn thấy được 1 lổ niệu quàn thì phẫu thuật viên sẽ đi dần theo gờ liên niệu quản đê tìm lỗ niệu quàn còn lại ờ vị trí đối xứng qua đường giữa.
Khi soi không thấy 2 lổ niệu quản có thể thử một số biện pháp sau đây:
Xả hết nước trong bàng quang, sau đó bắt đầu soi lại ngay khi bàng quang còn xẹp. Quan sát quá trình giãn nở của bàng quang đồng thời đối chiếu với vi trí của lỗ niệu quản còn lại: có thể giúp phát hiện được lỗ niệu quản cần soi. Nếu cần thiết có thể dùng ống soi bàng quang với ống kính 70° hoặc 120°.
Nếu vẫn không tìm thấy lổ niệu quản thì nên ngừng thủ thuật không nên cố gắng lấy dây dẫn đưòng chọc “hú họa” vào vùng nghi ngờ có lỗ niệu quản có thể làm thủng tam giác bàng quang hoặc đứt niệu quản rất nguy hiểm. Trong những trường hợp này, sau 1 – 2 tuần, nên hẹn bệnh nhân trở lại để soi niệu quản hoạc sẽ tiến hành đặt dây dẫn đường xuôi dòng (bằng cách chọc qua da).
Đặt dây dẩn đường
Với máy soi bàng quang, rất khó đưa dây dần đường vào niệu quản một cách trực tiếp. Để đưa được dây dẫn đưòng vào niệu quản nên áp dụng cách sau đây:
+ Đưa ống thông niệu quản 6Fr vào tiếp cận lỗ niệu qủan hoặc đưa qua lỗ niệu quản khoảng 0,5cm. Sau đó luồn dây dẫn đường qua đầu ống thông niệu quản vào trong niệu quản. Dưới hưóng dẫn của C-arm tiếp tục đẩy dây dẫn đường lên đến thận để đầu trên dây dẫn đường cuộn lại trong thận. Dây dẫn đường này được lưu lại trong niệu quản với tác dụng như một dây dẫn an toàn (safety wire) trong quá trình thao tác. Đầu ngoài của dây được cố đinh vào tấm vải phủ trên người bệnh nhân Dây dẫn an toàn có tác dụng gióng thẳng niệu quản, tạo thuận lợi cho thao tác đưa ống soi vào niệu quản, tán sỏi và gắp sỏi đặc biệt là khi những thao tác này phải lặp đi lặp lại nhiêu lần đối với sỏi kích thước lớn.
Một số phẫu thuật viên chì đưa dây dẫn đường vượt qua sỏi ngay. Sau đó soi niệu quản cho đến khi quan sát thấy sỏi thi mới tiếp tục đây dây dẫn đường vượt qua sỏi..
Nếu thấy vướng không đẩy được dây dẫn đường lên phía trên: tiến hành chụp hình niệu quản ngược dòng để phát hiện những bất thường của niệu quản (đoạn niệu quản hẹp, xoắn vặn,…). Hai vị trí khó đưa dây dẵn đường qua nhất, đoạn niệu quản nội thành bàng quang và đoạn niệu quản có sỏi.
3. Xử trí những trường hợp khó đưa dây dẫn đường vào niệu quản
+ Dùng dây dẫn đường loại phủ chất ưa nước (hydrophylic).
+ Khi thùy giữa tuyến tiền liệt to: xoay ống soi bàng quang 180°, dùng đầu ống soi đẩy nhẹ thùy giữa sang một bên để thấy được lỗ niệu quản rổi luồn dây dẫn đường hoặc dùng ôhg soi mểm.
+ Đưa ống soi vào niệu quản tiếp cận sỏi.
+ Một khi đã có dây dẫn an toàn nằm trong niệu quản, có thể đưa ống soi đi dọc theo dây dần đường để vào niệu quản (dây dẫn nằm bên ngoài ống soi). Lỗ niệu quản là nơi khó đưa ống soi qua nhất.
Một số thủ thuật giúp đưa ống soi qua lỗ niệu quản:
+ Xoay đầu ônsg soi 180°.
+ Sừ dụng thêm một dây dẫn đường thứ hai để làm càng và mờ rộng lỗ niệu quản. Ống soi sẽ đưa vào lỗ niệu quản giữa 2 dãy dẩn.
Một số cách nong lỗ niệu quản:
+ Nong lỗ niệu quản thụ động: đặt thông niệu quản lưu trong 24 – 48 giờ; sau đó soi lại niệu quản. Ưu điểm: ngoài khả năng nong ló niệu quản, đặt thông niệu quản lưu còn giúp giải quyết tinh trạng tăc nghẽn và nhiễm khuẩn cùa đưòng tiết niệu. Khuyết điểm: cần thêm một lần phầu thuật để soi lại niệu quản.
+ Nong lỗ niệu quản chủ động bằng bóng hoặc bàng que nong đặc. Ưu diểm: có thể tiến hành soi niệu quản ngay sau khi nong, không cần chờ đợi như khi nong lỗ niệu quản thụ động. Khuyết diểm: bóng nong lỗ niệu quản đắt tiền và thao tác nong lỗ niệu quàn có thể gây tai biến thủng niệu quản.
+ Nong lỗ niệu quản bằng áp lực nước
+ Khi đưa ống soi vào niệu quản khó khăn: nên chụp hình niệu quản ngược dòng để dự đoán trước được những vị trí hẹp hoặc niệu quản bị xoắn vặn.
+ Trong lúc đẩy ống soi đi bên trong niệu quản, luôn quan sát được niêm mạc và lòng niệu quản. Đàm bảo lưu lượng nước bằng cách: treo bình chứa nước cao: người phụ chủ động bơm nước vào ống soi hoặc dùng máy bơm nước liên tục. Nhưng chú ý có thể vô tình đẩy sỏi lân thận khi bơm nước quá mạnh.
Trường hợp sỏi khảm dính chặt vào niệu mạc, không thể đưa được dây dẫn đường vượt qua sỏi có thể thử một số cách sau:
+ Dùng dây dẫn đường loại ưa nước và bớm thêm lidocain gel vào niệu quản dể giảm bớt sự co thắt niệu quản.
+ Tán sỏi và gắp sỏi vụn
+ Lý tưởng nhất là tán sỏi vỡ thành những mảnh vụn 2 – 3mm để sỏi vụn tự trôi ra ngoài, không cần dùng rọ bắt sỏi. Máy tán sỏi có thể sử dụng các loại năng lượng: cơ học, điện thủy lực, siâu âm và laser Năng lượng Holmtum laser được xem như “tiêu chuẩn vàng” cùa máy tán sỏi nội soi hiện nay.
Những mành sỏi vụn trên 3mm nên gắp ra ngoài sau tán sỏi. Có hai dụng cụ thường dùng để gắp sỏi: rọ hoặc kim bắt sỏi. Ưu điểm cùa kìm bắt sỏi là có thể thả ra mảnh sỏi vụn dễ dàng khi gặp tinh huống không thuận lợi (mành sỏi vụn lớn hơn dường kính của niệu quản).
Trái lại khi dùng rọ bắt sỏi, nếu mảnh sòi vụn bị kẹt lại trong quá trình lôi ra ngoài thì không nên cố găng kéo sỏi vì có thể gây đứt niệu quản. Phẫu thuật viên cũng không thể thả các viên sỏi trong rọ rơi ra ngoài trở lại được. Trường hợp này phải cắt bỏ hoạc tháo rời phần cán của rọ bắt sỏi (tùy theo cấu trúc của từng loại rọ) rối lấy ống soi niệu quản ra ngoài. Lúc này bên trong niệu quản chỉ còn lại rọ bắt sỏi cùng với viên sỏi nằm trong rọ. Soi lại niệu quản, di dọc theo rọ bắt sỏi đến vị tri viên sỏi kẹt. Dùng máy tán sỏi vỡ vụn. Lúc này sẽ dễ dàng kéo rọ ra ngoài. Nếu có máy tán sỏi laser thì sau khi tháo rời phần cán của rọ, có thể đưa que tán (kích thước nhò) qua một kênh thao tác để tán vỡ mảnh sỏi đang kẹt trong rọ. Sau khi tán sỏi và gắp hết sồi vụn, nên chụp hình niệu quản bể thận ngược dòng.
4. Đặt nòng niệu quản
Khi đặt nòng niệu quản loại Double J không nên dùng dây dẫn loại ưa nước vì rất trơn, nên dùng dây dẫn loại có phủ chất PTFE. Nếu đoạn niệu quàn trên dãn to, phải lưu ý đặt đầu trên của nòng vào đúng bể thận, không đặt vào đoạn niệu quản trên. Khoảng 80% bệnh nhân đặt Double J có triệu chứng kích thích đường tiểu, tiểu máu và đau hạ vị. Trong quá trình mang nòng Double J trong cơ thể, gần 70% bệnh nhân phải dùng thuốc giảm đau và chống co thắt (Joshi, 2003). Kích thước của nòng niệu quàn và loại vật liệu chế tạo không ảnh hưởng đến mức độ khó chịu của bệnh nhân mang nòng Double J. Theo Rane (2001) nếu nòng niệu quản quá dài, đầu dưới nằm vượt qua đường giữa bàng quang hoặc khi dầu dưới cùa nòng niệu quản không cuộn lại hết vòng của nó thi sẽ rất khó chịu cho bệnh nhân trong lúc mang nòng Double J.
Chỉ nên đặt thông niệu đạo lưu khi làm kỹ thuật kéo dài, nước tiểu sau làm kỹ thuật có máu hoặc khi bệnh nhân nam lớn tuổi có phi dại tuyến tiển liệt. Thường được rút trong vòng 24 giờ sau tán sỏi.
III. KẾT QUẢ
1. Kết quả chung
Tý lệ thành công tán sỏi niệu quản nội soi phụ thuộc vào kích thước, vị trí trang thiết bị và kinh nghiệm của phẫu thuật viên. Những báo cáo đầu tiên cho kết qủa thành công từ 57 đến 95% (Epple và Reuter, 1985; Ghoneim và El- Kappany, 1985). Tỳ lệ thành công từ 22 đến 60% sỏi niệu quản 1/3 trên, 36 đến 83% sỏi niệu quản 1/3 giữa, và 84 đến 99% sôi niệu quản dưới (Huffman, 1988). Theo Blute (1988) trong tồng số 346 bệnh nhân thì tỳ lệ thành công 95% sỏi niệu quản 1/3 dưới và 72% cho sỏi 1/3 giữa và trên. Bagley (1990) báo cáo tỳ lệ thành còng 62% trong số 77 bệnh nhân.
Những năm gần đây tý lệ tán sỏi thành công cao hơn Vorreuther (1992) tán sỏi niệu quản bằng thuỳ điện lực cho 82 bệnh nhân, trong đó 1/3 là sỏi niệu quản đoạn trên, tỳ lệ thành công trên 90% Yang SSD, Hồng JS (1996) tán sỏi cho 43 bệnh nhân sỏi niệu quản 1/3 trên, tỷ lệ thành công 84%, sỏi lên thận 14%. tổn thương nhẹ niệu quản 9%. I.Atilla Aridogan (2005) tán sỏi niệu quản bằng khí nén cho 979 bệnh nhân, kết qủa hết sỏi 86,5%. sỏi lên thận 7,2%. Sinan Sozen (2003) tổng kết 500 bệnh nhân, tỳ lệ thành công 94,6%.
2. Một số yếu tố liên quan đến kết quả tán sỏi
Kết quả tán sỏi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó kinh nghiệm của phẫu thuật viên và trang thiết bị đóng vai trò quan trọng. Trong những năm gần đây ông soi niệu quản không ngừng được cải tiến gọn nhẹ hơn, tinh tế hơn và sự phát triển đa dạng các năng lượng tán sỏi giúp cho kết qủa tán sỏi ngày càng đạt tỳ lệ cao và thực hiện được những sỏi khó.
Giới tính và vị trí sỏi
Tý lệ thành công đối với nữ giới thường cao hơn so với nam giới là vì trục niệu đạo và trục niệu quản đối với nam giới là không trùng với nhau, nên đặt ống soi niệu quản cho bệnh nhân nam giới khó hơn nữ giới. Đối với bệnh nhân tuyến tiền liệt phì đại thùy giữa to che lấp hướng vào lỗ niệu quản gây khó khăn khi đặt ống soi.
Tỷ lệ thành công tán sỏi niệu quản 1/3 trân thấp hơn sỏi niệu quản đoạn dưới Tuy nhiên, tán sỏi nội soi đối với sỏi niệu quản 1/3 trên là lựa chọn chấp nhận được khi mà tán sỏi ngoài cơ thể không có chỉ định hoặc thất bại (Vũ Lê Chuyên, 2006). Lí do tán sỏi niệu quản đoạn dưới tỷ lệ thành công cao hơn vì đặt ống soi niệu quản đoạn này dễ dàng hơn trên cao. Với nhiều lợi thế khi tán sỏi niệu quản 1/3 dưới cho nên tán sỏi nội soi đối với sỏi vị trí 1/3 dưới và giữa là lựa chọn trước tiên (Segura. 1997). Nguyễn Quang, Vũ Nguyễn Khải Ca (2004) tỳ lệ thành công với sỏi niệu quàn dưới 91,9% và giữa là 78,5%.
George K. Chow (2003) tỳ lệ tán sỏi niệu quản 1/3 dưới thành công từ 95,1% đến 97%. Chín- Pao Chang (2001) thành công 96%. Bierkens (1998) thành công đối với sỏi niệu quản 1/3 giữa và dưới là 96% và 99% .
Vũ Lê Chuyên (2004) tán sỏi nội soi bằng máy xung hơi cho 49 bệnh nhân sỏi niệu quản 1/3 trên, tỷ lệ thành công là 85,7%. Khó khăn khi đặt ống soi lên niệu quản đoạn trên là: ống soi niệu quản có cấu tạo đầu nhỏ và to dần về sau, vi vậy khi niệu quản không rộng đặt ống soi đoạn niệu quản trên sẽ khó khản hơn đoạn dưới, có khi đưa ống soi vào đoạn dưới và giữa rất dễ dàng nhưng khi lên cao ống soi không tiếp cận được sỏi vì niệu quản đoạn 1/3 dưới hẹp bóp chặt vào ống soi.
Yang (1996) dùng thủy điện lực tán sỏi cho 43 bệnh nhân sỏi niệu quản đoạn trân, tỳ lệ thành công 84%. Sử dụng năng lượng laser và ống soi mềm tán sỏi niệu quản 1/3 trên thuận lợi hơn. Dương Văn Trung, Lê Ngọc Từ, Nguyễn Bửu Triều (2007) sử dụng laser tán sỏi, tỳ lệ thành công với sỏi niệu quản 1/3 trân là 84,81%. Erhard M (1996) dùng ống soi bán cứng và mềm với năng lượng laser tỳ lệ thành công 97%.
Kích thước sỏi
Kích thước sỏi càng lớn tỳ lệ thành công càng giảm. Để đạt kết quả cao, nhiều tác giả khuyên tán sỏi có kích thước <1.5cm, trong đó sỏi niệu quàn trên nên < 1cm. Theo khuyến cáo của Hội tiết niệu Mỹ năm 1997, tán sỏi niệu quản nội soi có thể thực hiện được sỏi có kích thươcs > 10mm, tuy nhiên kích thước sỏi càng lớn tán sẽ khó khăn hơn, khả năng tự đái ra sỏi kích thước 5mm là 98% (Segura. 1997).
Đàm Văn Cương (2002) sỏi niệu quản 1/3 dưới có kích thước 6 – 8mm tỳ lệ thành công là 84,6%, sỏi kích thước 9 – 10mm tỷ lệ thành công thấp hơn 63.6%. Cho đến nay kĩ thuật tán sỏi niệu quản nội soi được thực hiện thành thạo hơn, các tác giả đã nới rộng chỉ định tán sỏi có kích thước lớn hơn. Nguyễn Minh Quang (2003) sỏi kích thước từ 5 – 12mm tỷ lệ thành công 95%. Nguyên Quang. Vũ Nguyễn Khải Ca (2004) kích thước sỏi trung bình 12 mm, tỷ lệ thành công 87.04% Châu Quý Thuận, Trần Ngọc Sinh (2005) kích thước sỏi 11,17mm. tỳ lệ thành công là 93%
Eden (1998) bào cáo tỷ lệ thành công sỏi có kích thước 13 – 16mm là 50% tỳ lệ này cao hơn khi kích thước sỏi giảm xuống 9 – 12mm là 92,3% và kích thước sỏi 5 – 8mm thì tỷ lệ thành công cao 93,8%.
Tóm lại sỏi niệu quản có kích thuớc nhỏ tỷ lệ thành công cao hơn. Chính vì vậy mà Ngô Gia Hy (1985), Nguyên Kỷ (1995), Trần Văn Sáng (1996). Trần Quán Anh (2001) đều cho rằng khi mới thực hiện tán sỏi chỉ nên chọn sòi kích thước ~10mm.
Mức độ ứ nước thận và chức năng thận
Kết quả tán sỏi chung không phụ thuộc vào mức độ ứ nước cùa thận. Tuy nhiên, sòí niệu quản đoạn trên nếu thận ử niệu nhiều sẽ gâv khó khàn cho quá trình tán sỏi, niệu quản có thể bị đẩy lệch dẫn đến tiếp cận sỏi khó khăn Vì vậy không nên tán sỏi niệu quàn nội soi 1/3 trên khi thận ứ nước nhiều.
Khi tán sỏi nội soi, sỏi được tán vụn và gắp ra ngoài, khác với tán sỏi ngoài cơ thể là sỏi tự đào thải ra ngoài theo nước tiêu. Vì vậy trong tán sỏi nội soi chức năng thận không ảnh hưởng đến kết quả tán sỏi. Theo các báo cáo trong và ngoài nước, chúng tôi không thấy các tác giả đề cập đến có mối liên quan giữa kết qủa tán sỏi và mức độ ứ nước cũng như chức năng thận.
Mật độ cản quang vả thành phần hóa học sỏi
Trong thực tế cũng như lý thuyết thấy sỏi càng rắn, khả năng vỡ khi tán càng khó, mảnh sỏi không mịn và tỷ lệ thành công kém. Nhưng chúng ta không biết được thành phần hoá học sỏi trước tán và lại cấu tạo chù yếu là dạng kết hợp chiếm tỳ lệ 91.3%, trong đó chủ yếu là sự kết hợp giữa oxalate calci và phosphate calci chiếm 82,0%. Sỏi được cấu tạo bởi một chất oxalate calci chỉ có 8,7%. Do đó trong lâm sàng dựa vào mật độ cản quang của sỏi để đánh giá mửc độ rắn của sỏi : mật độ cản quang của sỏi càng cao thì sỏi càng rắn, tán càng khó và ngược lại. Sỏi amoni magnesi phosphate cản quang kém, sỏi mềm vỡ dễ dàng khi tán.
Đàm Văn Cương (2002), Dương Văn Trung (2004) cho thấy tỳ lệ tán sỏi thành công sỏi có cấu tạo thành phần chính là oxalate calci và phosphate calci là 88,0% và 90,4%. Thành phần chính là amoni magnesi phosphate, urate và cvstine tỷ lệ gặp thấp tuy nhiên đều cho kết qủa tán thành công
Nguyễn Bửu Triều (1991) cho rằng sỏi oxalate calcium cứng và sỏi oxalate calci kết hợp với sỏi phosphat calci càng cứng hơn.
IV. TAI BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG
Mặc dù cho đến nay, nội soi và tán sỏi niệu quản đã phát triển nhiều về’ kỹ thuật cũng như trang thiết bị, nhưng các tai biến và biến chứng vẫn có thể xảy ra. Tỷ lệ các tai biến và biến chứng thay đổi tùy theo kinh nghiệm của phẫu thuật viên từ 2% đến 20% (Heney, 1981; Blute, 1989; I-OW. 1993).
Các tai biến như thủng niệu quản (4.6%), đứt niệu quản (0,6%- Blute. 1988) lạc dường, hẹp niệu quản (1,4%), nhiễm khuẩn tiết niệu và chảy máu. Thủng niệu quản và lạc đường có thể xảy ra trong khi đặt ống soi và tán sỏi nội soi. Tai biến này gặp ở những bệnh nhân dính sau kỹ thuật, niệu quản gấp khúc, và có biến đổi giải phẫu. Hẹp niệu quản là hậu quả của tổn thương niệu quản, thủng niệu quản. Ống soi niệu quàn kích thước lớn (> 10 F) dễ gây nên tổn thương và gây hẹp niệu quản. Sừ dụng ống soi có đường kính nhò, ống soi mềm và đặt stent niệu quản, tỷ lệ thủng và hẹp niệu quàn được giảm xuống (1.7% và 0.7%) (Blute. 1988; Abdel Razzak & Bagiev. 1992).
1. Tai biến trong tán sỏi
Tổn thương niệu quản
Tai biến tổn thương niệu quàn thường do nguyênn nhân do can thiệp thô bạo, tai biến này ít hơn nếu trước đó đặt ống thông nong niệu quản (Nlichael Grasso 2002) Tổn thương niệu quản thường phát hiện được ngay trong quá trình tán sỏi, nhưng có trường hợp phát hiện muộn sau tán sỏi khi bệnh nhân có sốt, đau hố lưng, urinome sau phúc mạc, áp xe quanh thận,
Các mức độ tổn thương niệu quản trong tán sỏi niệu quản nội soi có thể gặp các tổn thương:
+ Đụng giập hay xước niêm mạc niệu quản.
+ Thủng niệu quản.
+ Rách niệu quản.
+ Sỏi đẩy ra ngoài thành niệu quản qua chỗ rách
+ Bong hay lộn niêm mạc niệu quản.
+ Đứt niệu quản.
Trên các y văn công bố từ năm 1984 đến năm 1992 cho thấy tổn thương thủng niệu quản chiếm 6,1% trên tổng sô 5117 bệnh nhân được nội soi niệu quản, và đứt niệu quản chiếm 0,3%. I.Atilla Aridogan (2005) gặp biến chứng tổn thương niêm mạc niệu quản 3,5%, thủng niệu quản 1,7% và đứt lộn niệu quản 0,4%, nhiễm khuẩn tiết niệu 5%. đái máu 7,3%. Abdel- Razzak o. Balgley DH (1993) gặp 1 bệnh nhân thủng nhẹ niệu quản trên 65 bệnh nhân.
Tuy nhiên, gần đây nhờ những tiến bộ ống soi bán cứng và ống soi mềm mà tỷ lệ thủng và đứt niệu quản có giảm hơn nhiều dao động từ 0% đến 4%. Nguyễn Minh Quang (2003) biến chứng thủng niệu quản 0,9% khi thực hiện tán sỏi cho 210 bệnh nhân. Vũ Lê Chuyên tán sỏi niệu quản đoạn lưng cho 49 bệnh nhân, có 1 bệnh nhân thủng bể thận khi sỏi di chuyển lên bể thận. Vũ Hồng Thịnh (2005) tán sỏi cho 150 bệnh nhân sỏi niệu quản 1/3 dưới có gặp 1 bệnh nhân thủng niệu quản (0,7%). Doãn Thị Ngọc Vân gặp 0.7% thủng niệu quản.
Xét các yếu tố liên quan đến biến chứng tổn thương niệu quản
Những sỏi bám dính lâu ngày trong niệu quản làm cho thành niệu quản viêm nhiễm gây biến đổi vê mô học, mất các sợi collagen, mất tính đàn hồi và thay vào đó là tổ chức xơ làm cho thành niệu quản xung yếu.
Tán sỏi theo cơ chế cơ học như thuỳ điện lực, điện động học, thành niệu quàn chịu bời 2 lực là lực rung ngang và lực đẩy cùa điện cực tác động vào viên sỏi tới thành niệu quản, nếu thành niệu quản yếu dễ gâv tổn thương. Chính vì vậy để hạn chế tổn thương niệu quản, trong khi tán sỏi không nên đẩy điện cực vào viên sôi. chỉ nên để điện cực tiếp xúc trực tiếp đúng vừa tới viên sỏi.
Giai đoạn bác sĩ bắt đầu thực hiện kĩ thuật, động tác chưa thuần thục
Có thể xảy ra đối với bác sĩ có nhiều kinh nghiệm vì yêu cầu nội soi và tán sỏi cho những bệnh nhân mức độ khó khăn hơn như sỏi cao, rắn. có niêm mạc phù nề che khuất sỏi.
Niệu quản gấp khúc tỷ lệ tổn thương niệu quản là 4,1% tai biến xảy ra do điện cực dày trực tiếp hay gián tiếp qua viên sỏi tới thành niệu quản gấp khúc phía trên sỏi gây tổn thương niệu quản.
Cơ chế tổn thương niệu quản khi tán sỏi bằng laser do tia laser xuyên thủng niệu quàn, khác với cơ chế va đập cơ học, vì vậy thành niệu quản bình thường hay bị tồn thương do sỏi găm lâu ngày đều có nguy cơ bị tồn thương như nhau nếu tia laser bắn vào. Trên thực nghiệm, làm thủng niệu qủan xảy ra khi chỉ cần để đầu diện cực laser lên thành niệu quản trong 2 giây. Vì vậy không nên để đầu điện cực laser tiếp xúc với thành niệu quản, và không sử dụng laser khi sỏi còn đang bám dính trong niệu quàn vì tia laser dễ bắn vào thành niệu quản. Sòi bám dính thành niệu quản có thể kết hợp với cơ chế tán sỏi rung cơ học như điện động học, thủy điện lực giúp cho sỏi tách ra khỏi thành niệu quản, sau đó sử dụng laser tán sỏi (Santa Cruz – 1998, Teichman -2000).
Tán sỏi bám dính niệu quản dễ gây tổn thương niệu quản, tuy nhiên có thuận lợi là sỏi không bị dịch chuyển trong khi tán cho nên sôi vỡ nhanh. Để hạn chế tổn thương niệu quản bàng cách thường xuyên dinh vị dầu diện cực tiếp xúc tdi sỏi, bơm rửa niệu quản nếu thấy máu và bụi sòi làm mờ màn hình, trong khi tán không đẩy điện cực sâu gây thùng niệu quản. Biến chứng thủng niệu quản thường xảy ra những trường hợp tán sỏi khó khản, thời gian tán sỏi kéo dài.
Tồn thương niệu quản không chì xảy ra trong quá trình tán sỏi mà còn xảy ra từ lúc đặt ống soi niệu quản và khi kéo các mành sỏi ra ngoài. Hình thái tổn thương niệu quản cũng rất đa dạng, từ rách niêm mạc, thủng niệu quản, lột niêm mạc thậm chí đứt hoàn toàn niệu quản. Tai biến ton thương niệu quản gặp ờ trong hẩu hết các nghiên cứu, Dương Văn Trung, Lê Ngọc Từ, Nguyễn Bửu Triều (2005) gặp tai biến đút niệu quản ngay khi đặt ống soi niệu quản và rách niệu quản trong lúc kéo mảnh sỏi ra ngoài.
Dứt và lộn niệu quản
Tổn thương đứt và lộn niệu quản hiếm khi xảy ra, ra chiếm tỷ lệ 0,6% (Blute, 1988) nhưng là một tai biến nặng trong nội soi niệu quản hay kéo sỏi. Tai biến thường xày ra khi soi niệu quản ờ 1/3 trên, dùng rọ lôi sỏi to trong niệu quản ra. Để tránh tai biến này bằng cách tán sỏi nhỏ trước khi lấy sỏi ra.
Cơ chế đứt niệu quản là do niệu quản bị giằng xé tại vị tri yếu nhất cùa niệu quản gây nên. Nguyên nhản đứt niệu quản thường do dùng rọ kéo sòi gây ra khi mành sỏi còn to. và khoảng cách niệu quản từ vị trí sỏi dến bàng quang dài (Abdelsayed M.Onal E, Wax SH, 1997). Ngoài nguyên nhân đứt niệu quản do thao tác của bác sỹ, còn có nguvên nhân do bất thường giải phẫu đường tiết niệu. Tại vị tri niệu quản đôi chia tách là chỗ niệu quản có cấu trúc xung yếu nhất. Cho nên các tác già khuyên là rất thận trọng khi thực hiện nội soi cho bệnh nhân có bất thường dường tiêt niệu. Cếu trúc thành niệu quản doạn trẽn mòng hơn đoạn dưới gấn bàng quang, vì vậy đoạn niệu quản trên dẻ tổn thương hơn đoạn dưới. Tuy nhiên, đứt niệu quản có thê xảy ra bất kì đoạn nào của niệu quản.
Đề phòng tai biến này, khi đưa ống soi vào niệu quản nên nong niệu quản tụt nếu niệu quản không đủ rộng so với khẩu kính ống soi, và hạn chế dụng rọ kéo sỏi khi mành sỏi còn to. Dùng forcep gắp các mảnh sỏi để an toàn hơn vì chúng la dễ dàng thả mành sỏi ra nếu niệu quản hẹp, những mảnh sòi còn to tiếp tục tán nhỏ hơn trước khi gắp ra ngoài.
Thải độ xử trí tổn thương niệu quản
Tùy theo từng mức dộ tổn thương niệu quản mà có thái độ xử lý khác nhau. Nghiên cứu sự liền vết thương niệu quản cho thấy: niêm mạc niệu quản liền sau 3 tuần, cơ thành niệu quản liền trong 7 tuần. Chính vì vậy xử lý biến chứng tổn thương niêm mạc niệu quản bằng cách sau khi tán và lấy hết sỏi lưu ống thông double J từ 3 đến 4 tuần (Keith J O’Reilly,2002).
Đối với thủng niệu quản, trước hết phải nhận biết được ngay là ống soi đã ra ngoài thành niệu quản. Dấu hiệu nhận biết là trên màn hình trước ống soi không phải là bề mật trơn láng hồng của niêm mạc thành niệu quản mà thay vào đó là xuất hiện tổ chức xơ mỡ giống như mạng nhện. Nhanh chóng rút ống soi lại, dùng dây dẫn xác định đúng đường đi của niệu quản, tiếp tục định vị sỏi và tán sỏi tiếp tục làm thông niệu quản, và đặt ống thông double J trong vòng 6 – 8 tuần, không nên cố lấy cốc mảnh sòi vụn vì có thể làm tăng tổn thương niệu quản. Thời gian lưu ống thông double J tỳ lệ thuận vói mức độ tổn thương niệu quản (Vũ Lê Chuyên, 2006). Khi thủng niệu quản nếu không tìm lại được đường lên niệu quản và không đặt được ống thông double J lên bể thận nên chuyển mổ mở vì nếu không sẽ gây rò nước tiểu ra ngoài sau phúc mạc tạo thành urinome.
Đối với bệnh nhân bị lộn niêm mạc xuống bàng quang, xử trí bằng cách đẩy phần niêm mạc vào trong niệu quản vể vị trí cũ, đặt ống thông double J trong thời gian 3 – 4 tuần, kiểm tra lại bệnh nhân này sau 1 năm hoàn toàn bình thường không hẹp niệu quản. Hasan Biri (1998) gập một bệnh nhân 4 cm niêm mạc niệu quản lộn vào bàng quang, tác già không đẩy được niêm mạc niệu quản vào vị trí cũ bằng ống nội soi niệu quản, phải chuyển mổ mỏ rạch 1 cm niệu quản, đặt lại niêm mạc vào vị trí cũ và đặt Stent niệu quản, sau 3 tuần rút stent niệu quản, kết quà tốt. Như vậy, lộn niêm mạc vào bàng quang là một tai biến ít gặp, xử lý bằng cách nội soi đẩy niêm mạc niệu quản vào vị trí cũ, nhưng nếu như không thực hiện được bằng nội soi phải chuyển mổ mở (Hasan Biri, Kenan I Sen, 1998).
Mổ mổ tạo hình lại niệu quản là biện pháp duy nhất để xử lý tai biến đứt niệu quản. Tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào một số yếu tố cần bàn luận như: tuổi bệnh nhân, chức năng thận, chiều dài của đoạn niệu quản bị tổn thương. Niệu quân tổn thương đoạn gần bàng quang tốt nhất là mổ cắm lại niệu quản vào bàng quang Nhưng niệu quản tồn thương đoạn cao hơn hoậc mất niệu quản đoạn dài đòi hỏi một số phương pháp, bao gồm phương pháp dùng vạt bàng quang của Boari, hoặc mượn cơ psoas, hoặc kết hợp cả 2 được coi là lựa chọn tốt nhất cho tổn thương niệu quản đoạn chậu. Trong trường hợp đứt niệu quản hoàn toàn đoạn gần bể thận nên mổ tạo hình lại niệu quản bằng hồi tràng ngay hoặc sau khi dẫn lưu thận. Nếu chức năng thận kém hoặc người già với điểu kiện thận đối diện tốt có thể đật vấn đề cắt thận. Trong 3 bệnh nhân đứt niệu quản, Alapont (2003) đã mổ tạo hình niệu quản bằng hồi tràng 1 bệnh nhân do đứt niệu quản đoạn trên 7 cm. Một bệnh nhân phải cắt bò thận ngay khi tai biến vi chứcc năng thận kém. Một bệnh nhân xử lý bằng đẩy lại đoạn niệu quản đứt vào vị tri cũ, đặt stent niệu quản, theo dõi sau 3 tháng phải cắt bỏ thận do hẹp niệu quản
Các biến chứng được chia thành biến chứng nặng và nhẹ. Michael Grasso (2002) cho rằng biến chứng nhẹ là biến chứng xày ra không để lại hậu quà cho bệnh nhân, nếu xử lý sớm nó chỉ gây nên những vấn đề nhỏ và tức thi sau tán sỏi. Còn biến chứng nặng bao gồm tổn thương niệu quản nhiêu, thủng niệu quản, lộn niệu quản, đẩy sỏi ra ngoài qua thành niệu quản tạo thành dị vật, tỳ lệ biến chứng nặng khoảng 1%. Tuy nhiên, biến chứng nhẹ nếu không điểu trị kịp thời có thể thành biến chứng nặng
Có thể hạn chế các biến chứng trong tán sỏi nội soi bằng cách lựa chọn và chuẩn bị tốt bệnh nhân, chuẩn bị dụng cụ tốt, sử dụng guidewire dẩn đường khi đặt ống soi, trong khi tán sỏi nếu không nhìn rõ do máu chảy hoạc nước tiểu đục thì nên đột ống thông double J sau đó tán lại lần 2.
2. Biến chứng sau tán sỏi
Chảy máu
Sau quá trình đặt ống soi và tán sỏi, hầu hết bệnh nhân nước tiểu lẫn máu có màu hổng nhạt, ít khi gặp biến chứng chày máu phải cẩn can thiệp. Niêm mạc niệu quản đoạn thành bàng quang dày gồm 6 lốp tế bào là nơi có mạng lưới mạch máu phong phú vì vậy khi tổn thương dễ gây chày máu.
Tỳ lệ đái máu các tác giả đưa ra rất khác nhau vì các tác giả đánh giá khác nhau về biến chứng này, tuy nhiên, các tác giả đều cho rằng chảy máu sau tán sỏi chì thoảng qua.
Nguyên nhân chảy máu là do tổn thương niệu quản gây nên. Vũ Lê Chuyên (2006) kết luận rằng tình trạng viêm dính niệu quản tại vị trí sòi làm gia tảng tỳ lệ đái máu đại thể.
Nhiễm khuẩn tiết niệu
Tỳ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu sau tán sỏi khác nhau dao động theo nhiều tác già từ 2 – 4% (Nguyễn Minh Quang (2003) – 2%, Vũ Lê Chuyên (2006) – 4,8%, Sinan Sozen (2003) – 3%, Osama M. Elashry (1996) 4.4%, Atilla Andogan (2005) tỳ lệ nhiễm khuẩn là 5%, Lutfi Tunc (2006) gặp 4,5%.
Dấu hiệu báo động là sốt sau tán sỏi (1,2% đến 6,4% bệnh nhân sau tán sỏi có sốt nhưng không do nhiễm khuẩn).
Nguyên nhân nhiễm khuẩn trước tiên là do vô khuẩn không tốt trong quá trình thực hiện tán sỏi. Trong điểu kiện dụng cụ nội soi diệt khuẩn bằng dung dịch cidex, nếu qui trình vô khuân không được đảm bảo là điều kiện gáy nên nhiêm khuẩn tiết niệu sau tán sỏi. Ngoài ra có thể do vi khuẩn tử niệu đạo theo ống soi lên niệu quản, Vi khuẩn đang ẩn nâp trong sỏi được bung ra vào trong nước tiểu trong quá trình tán sỏi.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn là: thời giận tán sỏi kéo dài, ty lệ còn sỏi, sỏi nhiễm khuẩn. Ngoài ra Flam TA (1998) cho rằng tổn thương niệu quản nhiều là yếu tố gầy nhiễm khuẩn, để hạn chế nhiễm khuẩn các nhà niệu khoa trường đại học Michigan khuyên là đặt ông thông double J cho tât cà những bệnh nhân nội soi niệu quản trên 90 phút hoặc có phù nề và tồn thương niệu quản nhiều
Như vậy để hạn chế nhiễm khuẩn, khâu vô khuẩn trong qúa trình tán sỏi giữ vai trò quan trọng, đồng thời phải kiểm soát tốt tình trạng nhiễm khuẩn trước khi tán sỏi: điều trị nhiễm khuẩn niệu trước phẫu thuật (nếu có) và sừ dụng kháng sinh dự phòng khi tán sỏi. Ngoài ra trong quá trình tán sỏi không bơm nước với áp lực quá cao.
Hẹp niệu quản
Hẹp niệu quản là biến chứng hay gặp do tổn thương niệu quản trong tán sỏi gây nên, thường xảy ra sau khi thủng niệu quản hoạc khi sỏi khảm làm mất lớp niệu mạc. Hiện nay do sừ dụng ống soi cứng kích thước nhò. ống soi mềm và đặt nòng niệu quản sau tán sỏi nội soi nên tỳ lệ thủng và hẹp niệu quản đã giảm xuống còn 1,7% và 0.7%. Khoảng 3,7% bệnh nhân hẹp niệu quản sau tán sỏi không có triệu chứng lâm sàng.
Các tổn thương niệu quản từ nhẹ đến nặng như xước, rách niêm mạc niệu quản do thao tác dặt máy soi. các yếu tố nguy cơ: loại máy có kích thước càng lớn càng nhiều nguy cơ rách xước niêm mạc niệu quản hay trong quá trình tán sỏi; thủng niệu quản….
Xét mối liên quan biến chứng hẹp niệu quản, liên quan nhiéu đến tổn thương niệu quản do quá trình tán sỏi gây nên. Có bệnh nhân hẹp niệu quản vì tổn thương viêm xơ niệu quản do sỏi để lâu.
Cách xử trí niệu quản hẹp:
Xử trí hẹp niệu quản có thể thực hiện bằng nong niệu quản nội soi hay mổ cắt đoạn niệu quản hẹp tùy theo vào mức độ hẹp niệu quản, vị trí và độ dài đoạn niệu quản hẹp. Hafez và Wolf (2003) đưa ra kết luận, nong niệu quản nội soi có thể giải quyết phần lớn bệnh nhân hẹp niệu quản. Evan R. Goldfischer (2005) tỳ lệ nong niệu quản thành công đến 76%. Các tác giả đều cho rằng nong niệu quản thực hiện những bệnh nhân hẹp niệu quản không hoàn toàn. Hoàng Công Lâm (2001) nong niệu quản và lưu ống thông double J thời gian 4 – 5 tuần, kết quà thành công 3/5 bệnh nhân.
Tắc niệu quản cấp tính do máu cục, vụn sỏi hoặc phù nể niêm mạc
Biến chứng tắc niệu quản cấp tính do máu cục, vụn sỏi hoặc phù nề niêm mạc chiếm tỷ lệ 4 – 9%.
Bệnh nhân có dấu hiệu đau quận thận sau tán sỏi do tác niệu quản cấp tính
Đa số có thể điểu trị nội khoa bào tổn. Những trường hợp không đáp ứng điều trị nội khoa, nên tiến hành đặt thông double J lưu. Vần đề đặt thông double J thường quy sau tán sỏi còn nhiều tranh luận chưa thống nhất.
Hình ảnh nội soi tán sỏi ngược dòng bằng ống soi mềm
Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự tiến bộ trong nghiên cứu, chế tạo các thiết bị nội soi mới, những kỹ thuật nội soi tán sỏi ngược dòng được áp dụng rộng rãi hơn, ứng dụng nội soi ống mềm có thể giúp xử trí những sỏi ở vị trí khó mà trước đây khi sử dụng ống soi niệu quản cứng không tiếp cận được. Sử dụng ống noi niệu quản mềm có thể giúp loại bỏ những viên sỏi niệu quản đoạn cao, sỏi bể thận, sỏi trong các đài thận.
Xem thêm:
- Phương pháp nội soi tán sỏi niệu quản
- Tán sỏi thận qua nội soi ngược dòng
- Phương pháp tán sỏi nội soi qua đường niệu đạo
Website Soitietnieu.com được xây dựng và quản lý bởi Bs Mai Văn Lực. Chúng tôi hỗ trợ khám và điều trị các bệnh lý Ngoại khoa tiết niệu tại các bệnh viện uy tín do các bác sĩ giỏi, giáo sư đầu ngành trực tiếp khám và điều trị.
Liên hệ: 0984 260 391 - 0886 999 115