Nang đơn thận là bệnh lý phổ biến trong cộng đồng, đứng hàng thứ hai trong các bệnh lý thận có nang. Nang đơn thận là một khối dịch bất thường ở thận, thông thường thì nang đơn thận là bệnh lý lành tính và có thể dễ dàng xử lý. Ngoài ra, chúng ta có thể gặp những trường hợp thận đa nang hoặc những bệnh cảnh khác của bệnh lý thận có nang. Trong phạm vi bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý nang đơn thận.
Nang đơn thận là gì?
Nang đơn thận là một khối dịch bất thường tại thận; có thể xuất hiện ở một hoặc hai bên thận. Nang thận thường tròn, dịch trong và không thông với đài bể thận.
Khác với các nang thận ở bệnh thận đa nang; nguyên nhân do rối loạn về di truyền. Nang đơn thận không phát triển ở toàn bộ thận; thay thế cấu trúc bình thường của thận; không phải là nguyên nhân làm giảm chức năng thận như ở những người bị thận đa nang.
Nang đơn thận thường gặp ở người có tuổi. Khoảng 25% người trên 40 tuổi và 50% người trên 50 tuổi có nang đơn thận và tới trên 90 % ở những người trên 70 tuổi.
Nguyên nhân gây ra nang đơn thận là gì?
Các nang thận có thể xuất hiện tại vùng vỏ thận, vùng tủy thận nhu mô thận. Nguyên nhân của bệnh lý này đến nay vẫn chưa được biết rõ. Có sự phá hủy cấu trúc của các ống thận hoặc thiếu máu cung cấp cho thận có thể là nguyên nhân gây nang thận . Túi thừa từ ống thận có thể tách ra tạo thành nang thận. Không thấy vai trò của gen trong hình thành và phát triển nang đơn thận. Khác với bệnh lý thận đa nang – thường có vai trò của một số đột biến gen đặc trưng.
Chẩn đoán nang đơn thận
a) Lâm sàng
- Nang đơn thận thường không có triệu chứng hoặc gây ảnh hưởng tới thận.
- Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể có đau vùng sườn hoặc hông nếu nang lớn và đè ép vào các cơ quan khác.
- Khi có nhiễm trùng nang hoặc chảy máu nang sẽ gây sốt, đau và rét run. Cơn đau có thể dữ dội giống như cơn đau quặn thận sỏi thận hoặc tắc nghẽn đài bể thận.
- Nang đơn thận không gây ảnh hưởng đến chức năng thận, nhưng một nghiên cứu đã cho thấy có sự phối hợp giữa nang thận và giảm chức năng thận ở người dưới 60 tuổi.
- Có thể có tăng huyết áp: nếu có đè ép vào động mạch thận.
b) Cận lâm sàng
Cần tiến hành một số xét nghiệm và thăm dò chức năng sau:
- Các xét nghiệm đánh giá chức năng thận: ure, creatinin, acid uric
- Tổng phân tích nước tiểu và tế bào nước tiểu: phát hiện bạch cầu niệu hoặc hồng cầu niệu khi có nhiễm trùng nang thận.
- Protein niệu: không có hoặc rất ít
- Hồng cầu niệu: có thể có tiểu máu vi thể hoặc đại thể do chấn thương, nhiễm trùng nang.
- Siêu âm: Xác định số lượng nang, kích thước và thành nang thận.
+ Nang thận trên siêu âm có hình tròn hoặc bầu dục; bờ đều, dịch trong, là khối trống âm, không có bóng cản phía sau, không thông với đài bể thận.
+ Nang thận có đậm độ echo không đồng nhất; hoặc đặc echo báo hiệu có dấu hiệu của tổn thương các tính.
- Chụp thận có thuốc cản quang: Cho thấy sự đè đẩy vào nhu mô thận nếu nguyên nhân do nang thận, phân biệt với nguyên nhân gây ứ nước thận.
c) Chẩn đoán xác định nang đơn thận
– Hầu hết các nang đơn thận được phát hiện khi làm siêu âm để chẩn đoán và thăm dò một số nguyên nhân khác. Khi phát hiện nang thận thì cần theo dõi bằng siêu âm để xác định là nang đơn thận hay một bệnh lý khác. Nang thận thường có hình tròn hoặc bầu dục, dịch trong, trống âm và có bờ rõ.
– Khi cần thiết có thể cho người bệnh chụp CT scan hoặc cộng hưởng từ để chẩn đoán phân biệt nang thận với u thận.
d)Chẩn đoán phân biệt
Cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý khác sau đây:
- U thận lành hoặc ác tính
- Khối máu tụ ( do chấn thương hoặc không)
- Áp xe thận
- U nang bào sán
- Bệnh nang thận thứ phát ( ở các người bệnh có bệnh thận từ trước và có suy thận).
- Giả nang ( u nang nước tiểu).
Tổn thương Bosniak I
- U nang đơn giản
- Mật độ nước là 0 đến 20 đơn vị Hounsfield
- Đồng nhất
- Thành mỏng
- Không tăng ngấm thuốc sau khi tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch
Điều trị: Tổn thương Bosniak loại I là u nang lành tính và không cần phải chụp CT hoặc can thiệp thêm.
Tổn thương Bosniak II
- U nang phức tạp
- Nó có thể có vách ngăn mỏng như sợi tóc và canxi mỏng ở vách ngăn hoặc thành vách ngăn.
- Không thấy có sự tăng cường rõ rệt sau khi tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch trên CT hoặc MRI.
- Nó có thể có độ suy giảm đồng nhất cao trên CT scan
- Nó có thể có cường độ tín hiệu cao đồng đều trên hình ảnh có trọng số T1 và cường độ tín hiệu thấp đồng đều trên hình ảnh có trọng số T2.
- Các tổn thương có đường kính nhỏ hơn 3 cm.
Điều trị: Tổn thương Bosniak loại II là u nang lành tính và không cần phải chụp ảnh hoặc can thiệp thêm.
Tổn thương IIF Bosniak
- U nang thận phức tạp với nhiều vách ngăn mỏng tăng cường
- Có thể có vôi hóa dạng nốt dày
- Có thể có sự tăng cường tối thiểu (10-15 đơn vị Hounsfield) trên CT scan sau khi tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch
Điều trị: Đối với các tổn thương Bosniak loại IIF, chữ F là viết tắt của (Follow – Theo dõi). Chụp cắt lớp theo dõi với thuốc cản quang tĩnh mạch được khuyến cáo sau 6 tháng, 12 tháng và sau đó là hàng năm trong 5 năm. Nếu các tổn thương phát triển về kích thước và phát triển mô mềm tăng cường bên trong, chúng sẽ trở thành tổn thương loại III và cần điều trị phẫu thuật hoặc liệu pháp cắt bỏ.
Tổn thương Bosniak III
- Tổn thương thận cho thấy sự tăng cường bên trong sau khi tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch trên CT scan
- Thông thường tăng cường hơn 15 đơn vị Hounsfield
- Các bức tường tăng cường dày, không đều và/hoặc
- Vách ngăn bên trong dày, tăng cường.
Điều trị: Tổn thương Bosniak loại III cần cắt bỏ hoặc có thể điều trị bằng liệu pháp cắt bỏ. Chúng có 50% đến 80% khả năng ác tính.
Tổn thương Bosniak IV
- Rõ ràng là ác tính
- Tăng cường rõ rệt mô mềm bên trong
Điều trị: Tổn thương Bosniak loại IV cần cắt bỏ hoặc có thể điều trị bằng liệu pháp cắt bỏ. Tổn thương Bosniak loại IV có nguy cơ ác tính cao hơn 90%.
Điều trị nang đơn thận
a) Nếu nang thận dưới 3 cm và không có triệu chứng thì không cần điều trị. Cần theo dõi định kỳ bằng siêu âm; xét nghiệm nước tiểu và chức năng thận định kỳ và tránh các va chạm mạnh .
b) Nang đơn thận > 45mm hoặc gây nên triệu chứng và là nguyên nhân gây chèn ép đài bể thận và niệu quản thì có thể điều trị bằng liệu pháp gây xơ hóa: Nang thận cần được dẫn lưu hết dịch bằng kim chọc qua da dưới hướng dẫn của siêu âm sau đó bơm vào một lượng cồn tuyết đối gây xơ hóa tổ chức. Không nên chọc hút các nang ở vị trí quanh rốn thận. Biện pháp can thiệp gây xơ hoá thực hiện dễ dàng, tuy nhiên tỷ lệ tái phát cao.
c) Nếu nang thận lớn: cần phải mổ. Thường áp dụng phương pháp mổ nội soi để dẫn lưu dịch nang thận hoặc cắt bỏ nang hoặc cắt chỏm nang thận.
d) Điều trị biến chứng:
+ Chảy máu:
– Nằm nghỉ
– Thuốc cầm máu (nếu cần)
– Uống đủ nước
– Nếu chảy máu nặng thì truyền máu và xem xét ngoại khoa + Nhiễm trùng: dùng kháng sinh
Tổng kết: Một số điểm chính về nang đơn thận
- Nang thận có thể gây ra tắc nghẽn niệu quản thứ phát.
- Nang thận lớn có thể được dẫn lưu bằng cách chọc hút hoặc dẫn lưu qua da, kết hợp với việc xử trí nguyên nhân gây rò rỉ nước tiểu bằng phương pháp dẫn lưu trong; nong qua da và đặt stent niệu quản. Tuy nhiên, không phải tất cả các nang thận đều cần dẫn lưu.
- Chọc hút và phá hủy nang thận qua da được chỉ định nếu tổn thương gây đau, ứ nước thận tắc nghẽn hoặc chèn ép từng phần của hệ thống thu thập nước tiểu với tình trạng ứ đọng nước tiểu dẫn đến hình thành sỏi. Đau là chỉ định phổ biến nhất để thực hiện phá hủy nang thận.
- Nang thận đơn giản là khối chứa đầy dịch mà không có âm vang bên trong.
- Nang thận có thể cản trở việc xác định vị trí sỏi trong quá trình tán sỏi.
- Nang cạnh bể thận có thể gây tắc nghẽn hệ thống thu thập nước tiểu ở thận, dẫn đến ứ đọng và hình thành sỏi ở vị trí gần.
- Siêu âm thường là nghiên cứu đầu tiên được sử dụng để đánh giá sự hiện diện của khối u thận ở những bệnh nhân tiểu máu. Nó cũng rất hữu ích để mô tả đặc điểm của khối u thận, đặc biệt là khi các kỹ thuật đắt tiền như CT hoặc MRI có thể khó tiếp cận. Khả năng xác định, mô tả đặc điểm và giai đoạn của khối u thận phụ thuộc vào độ sâu của tổn thương bên dưới da và thể trạng của bệnh nhân. Nang thận là khối chứa đầy dịch mà không có âm vang bên trong.
Xem thêm:
Website Soitietnieu.com được xây dựng và quản lý bởi Bs Mai Văn Lực. Chúng tôi hỗ trợ khám và điều trị các bệnh lý Ngoại khoa tiết niệu tại các bệnh viện uy tín do các bác sĩ giỏi, giáo sư đầu ngành trực tiếp khám và điều trị.
Liên hệ: 0984 260 391 - 0886 999 115
Thưa Bác sỹ, em là nữ 28 tuổi, ở Bình Dương. Thời gian gần đây em hay bị tiểu gắt, và đặc biệt tuần trước em bị tiểu ra máu. Em có đi khám ở phòng khám Nam Anh Sài Gòn (Bình Dương). Qua xét nghiệm và siêu âm bác sỹ phát hiện em có echo ở thận trái, Bác sỹ ở phòng khám không khẳng định là u lành hay ác tính mà kêu em nên đi chụp CT ở BV ĐH Y Dược TPHCM để biết chính xác. Sau đó bác sỹ kết luận em bị viêm bàng quang cấp.
Xin hỏi Bác sỹ tình trạng của em có nghiêm trọng không? Nên khám ở BV nào uy tín và chi phí chụp CT thận là bao nhiêu ạ?!.
Mong nhận được phản hồi sớm từ Bac sỹ.
Em cảm ơn Bác sỹ!
Trường hợp của em, triệu chứng đi tiểu gắt, tiểu máu có thể là do viêm bàng quang gây nên – cái này thì không đáng lo. Tuy nhiên quá trình siêu âm hệ tiết niệu, bác sĩ phát hiện có khối tăng giảm âm ở thận – em nên chụp CLVT có tiêm thuốc để biết chính xác hơn xem tổn thương đó là gì em nhé