Đặc điểm rối loạn tiểu tiện trong sỏi tiết niệu

Đặc điểm rối loạn tiểu tiện trong sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu thường gây ra khá nhiều rắc rối cho người bệnh; những rắc rối đầu tiên mà người bệnh cảm nhận thấy đó chính là những cơn đau do sỏi tiết niệu gây nên. Đó là những rối loạn tiểu tiện do sỏi gây nên như: tiểu buốt; tiểu máu; tiểu dắt… Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp phải các rắc rối khác như suy thận; nhiễm khuẩn tiết niệu; ứ nước ứ mủ thận… Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các đặc điểm rối loạn tiểu tiện trong sỏi tiết niệu qua bài viết bên dưới.

Rối loạn tiểu tiện kiểu đái buốt (tiểu buốt)

Tiểu buốt (đái buốt) là một rối loạn tiểu tiện hay gặp trong bệnh lý sỏi đường tiết niệu. Biểu hiện tiểu buốt cho chúng ta thấy được một số vấn đề liên quan đến sỏi đường tiết niệu; thông qua đặc điểm tiểu buốt, bác sĩ có thể phỏng đoán được sơ bộ vị trí sỏi; tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu kèm theo…

  1. Đái buốt (tiểu buốt) cuối bãi: đái gần xong thấy đau buốt ngược từ niệu đạo trở lên bàng quang. Nguyên nhân do khi gần hết nước tiểu bàng quang co bóp mạnh gây cọ xát các tận cùng thần kinh niêm mạc bàng quang.
  2.  Đái buốt toàn bãi (đái đau trong toàn bộ bãi đái): trong toàn bộ bãi đái bệnh nhân có cảm giác đau tại niệu đạo do sỏi nằm tại niệu đạo.
  3. Đái buốt (tiểu buốt) cuối bãi kèm cảm giác tức tiểu, bí tiểu; hay đi tiểu nhiều lần… có thể gặp trong trường hợp sỏi niệu quản đoạn thành bàng quang

Đái buốt thường gặp trong trường hợp sỏi bàng quang, sỏi niệu quản đoạn thấp hay khi có biến chứng nhiễm khuẩn niệu.

Rối loạn tiểu tiện kiểu đái ngắt ngừng (tiểu ngập ngừng)

Đái ngắt ngừng (tiểu ngập ngừng) cũng là một rối loạn tiểu tiện hay gặp trong sỏi tiết niệu; đó là hiện tượng khi đang đái tự nhiên dòng nước tiểu dừng lại sau đó thay đổi tư thế lại đái được. Đây là triệu chứng điển hình khi bị sỏi nhỏ trong bàng quang.

Rối loạn tiểu tiện kiểu đái khó

  1. Đái khó là hiện tượng khó tháo nước tiểu trong bàng quang ra ngoài. Do đó khi tiểu tiện bệnh nhân phải rặn; phải huy động thêm các cơ thành bụng làm tăng áp lực ổ bụng để hỗ trợ cho sức co bóp của bàng quang.
  2. Ngoài ra đái khó còn có biểu hiện:
    + Tia tiểu yếu, nhỏ, nhiều khi không thành tia mà nước tiểu thành từng giọt nhỏ ngay dưới mũi chân.
    + Bệnh nhân có cảm giác muốn đi tiểu nhưng không đi tiểu ngay được; phải đợi thời gian đái kéo dài, đái không hết bãi (sót nước tiểu).
Hình ảnh sỏi kẹt niệu đạo gây rối loạn tiểu tiện: tiểu khó, tiểu buốt
Hình ảnh sỏi kẹt niệu đạo gây rối loạn tiểu tiện: tiểu khó, tiểu buốt

Đái khó có nguyên nhân là sỏi nằm ở niệu đạo làm cản trở sự lưu thông nước tiểu từ cổ bàng quang tới miệng sáo.

Rối loạn tiểu tiện kiểu bí đái

Bí đái là tình trạng bệnh nhân có bàng quang căng đầy nước tiểu (có cầu bàng quang); người bệnh mót đi tiểu dữ dội, liên tục ngày một tăng; nhưng không thể đái được dù trong điều kiện xung quanh bình thường. Nguyên nhân bí đái do sỏi cản trở cơ học từ cổ bàng quang ra tới miệng sáo như: sỏi niệu đạo; sỏi cổ bàng quang.

Thay đổi thành phần nước tiểu

Ngoài những biến đổi liên quan đến cơ năng; liên quan đến vấn đề tắc nghẽn do viên sỏi gây nên… thì người bệnh bị sỏi đường tiết niệu có thể có những rối loạn khác như: tiểu máu (đái máu); tiểu mủ (đái mủ)

Đái máu

Đái máu (tiểu máu) là một dạng rối loạn tiểu tiện rất hay gặp trong thực hành lâm sàng, có thể gặp tiểu máu vi thể, tiểu máu đại thể… gặp trong rất nhiều bệnh cảnh khác nhau như: Đái máu trong sỏi tiết niệu; đái máu do nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đái máu do đường tiết niệu, đái máu do chấn thương đường tiết

Xem thêm: – Đái máu

Đặc điểm đái máu trong bệnh sỏi tiết niệu: thường đái máu vi thể (mắt thường không thấy màu đỏ) nhưng sau vận dộng xuất hiện đái máu đại thể; màu nước tiểu hồng nhạt như nước rửa thịt.

Cơ chế đái máu trong bệnh sỏi tiết niệu: sỏi di chuyển cọ sát làm rách xước niêm mạc biểu mô đường tiết niệu gây chảy máu hay do nhiễm khuẩn tiết niệu.

Đái mủ

Để nước tiểu lắng cặn ta thấy nước tiểu phân thành 3 lớp: lớp đáy đục rõ là xác bạch cầu; lớp giữa lờ lờ, lớp trên trong là nước tiểu.

Đái mủ có thể đi kèm với các triệu chứng tiết niệu khác nhưng cũng có khi không có. Sau khi xác định có đái ra mủ thì cần phải xác định vị trí tổn thương gây đái ra mủ. 

Trong lâm sàng; khi khó xác định vị trí đái mủ, người ta có thể vận dụng nghiệm pháp 3 cốc để xác định vị tri tổn thương gây đái mủ (tương tự như đái máu). Có nhiều nguyên nhản gây đái mủ: viêm bể thận – thận, thận ứ mủ.

Các rối loạn tiểu tiện do sỏi đường tiết niệu gây ra thường liên quan đến cơn đau quặn thận; trong đó ngoài những rối loạn về tiểu tiện có khoảng 68% bệnh nhân có thể có kèm theo những rối loạn về tiêu hoá. Khi bệnh nhân có các rối loạn tiểu tiện, các bạn không nên quá lo lắng; hãy tới gặp các bác sĩ chuyên khoa tiết niệu để được khám, tư vấn và điều trị tốt nhất.

Xem thêm: Đặc điểm cơn đau quặn thận, cơn đau sỏi thận

Cơn đau quặn thận

Website Soitietnieu.com được xây dựng và quản lý bởi Bs Mai Văn Lực. Chúng tôi hỗ trợ khám và điều trị các bệnh lý Ngoại khoa tiết niệu tại các bệnh viện uy tín do các bác sĩ giỏi, giáo sư đầu ngành trực tiếp khám và điều trị. 

Liên hệ:   0984 260 391 -   0886 999 115

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *