Kỹ thuật chọc Trocar

vi tri choc trocar noi soi sau phuc mac

​I.PHƯƠNG PHÁP TẠO HƠI Ổ BỤNG

1.Phương pháp kín

Kỹ thuặt bơm khí kín là việc chọc kim Veress qua da vào ổ bụng và bơm khí carbon dioxid vào trước khi đặt trocar đầu tiên.

a.Kỹ thuật choc kim Veress

Sau khi bệnh nhân được gây mê và đặt ở tư thế thích hợp, đặt ống thông dạ dày và ống thông bàng quang để làm xẹp dạ dày và bàng quang.Chọc kim qua một chỗ rạch da nhỏ, thường là ở chỗ sẽ đặt trocar cho ống kính soi. Vị trí hay được sử dụng nhất là ở đường giữa ngay trên hoặc dưới rốn, trừ khi có đường sẹo mổ cũ ở đó hay khi có tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Nếp da rốn thường là nơi được chọn vì lý do thẩm mỹ và đáy là nơi mỏng nhất trên thành bụng. Đường rạch da nên đủ rộng cho vừa với kích thước trocar dự định đặt thường là 10 • 12mm.

Khi chọc kim Veress, phẫu thuật viên có thể cảm thấy kim đi qua hai chỗ cân khác biệt: cân ngang và phúc mạc. Một số phẫu thuật viên quen kéo thành bụng lên cao với hai cái kẹp toan mở hay bằng tay vì cho rằng việc này cố định cân thành bụng và do dó giúp phẫu thuật viên cảm nhận được khi kim xuyên qua. Để tránh thương tổn ruột và các mạch máu lớn ở dưới, kim nên đặt nghiêng 45° so với thành bụng và hướng về khung chậu trong khi cho bệnh nhân nằm theo tư thế đầu thấp.

b.Kiểm tra vị tri kim

Khi kim đã nằm trong ổ phúc mạc, cần xác đinh vị trí của nó. Trước hết dùng một cái bơm tiêm hút nhẹ qua kim để chắc chắn không chọc vào mạch máu, ruột hay bàng quang. Khi hút ra máu là phải để nguyên kim tại chỗ và chỉ định mở bụng ngay lập tức. Nếu hút ra nước tiểu hay dịch ruột cần rút kim ra và chọc lại. Trong trường hợp này sau khi đã đặt ống soi vào, phải kiểm tra ruột và bàng quang, nhưng thương tổn của các cơ quan này thường khó thấy từ chỗ chọc kim. Sau khi hút không thấy gi, bơm vào 3 dến 5 ml dung dịch huyết thanh mận dạng trương qua kim. Khi bơm phải thây nhẹ tay và bơm dịch dễ dàng vào ổ bụng, không hút trở lại được. Nếu thấy lực bơm nặng, có thể đầu kim còn ở cơ thành bụng hay nằm trong mạc nối.

Tiếp theo đó làm nghiệm pháp nhỏ giọt (drop test): tháo bỏ bơm tiêm, nhỏ 1 giọt huyết thanh vào đốc kim, dùng tay hay 2 cái kẹp khăn mở nâng thành bụng lên. Khi đầu kim nằm tự do trong khoang bụng, huyết thanh trong kim Veress sẽ bị hút vào khi kéo thành bụng lên hay do động tác thở làm áp lực trong ổ bụng âm tính. Để kiểm tra vị trí đầu kim ta còn có thể di dộng nhẹ nhàng đốc kim ờ ngoài để di động đầu kim trong ổ bụng. Nếu đầu kim di dộng tự do chứng tỏ nó đã nằm trong khoang bụng Nếu thấy vướng hoặc khó khăn có thể đầu kim còn nằm trong thành bụng hay mắc ờ một cơ quan nào đó- Khẳng định cuối cùng vị trí của kim là do trực tiếp áp lực bàng máy bơm khí tự động nổi vào kim. Áp lực ban dầu phải dưới 7mmHg, khi cao hơn áp lực dó là chứng tỏ kim nằm không đúng vị trí.

Sau khi kiểm tra chắc chắn kim dã nằm trong ổ bụng, bắt đầu tiến hành bơm khi vào. Lưu lượng bơm khí lúc đầu đặt ở l dến 2 lít/phút. Không được bơm khi vào lúc đầu với lưu lượng cao vì lượng khí vào làm tăng áp lực ổ bụng đột ngột kích thích cơ hoành có thể gây phản xạ ngừng tim hoặc rối loạn nhịp tim. Nếu dầu kim bơm khí nằm tự do trong ổ phúc mạc, áp lực khởi đầu trên máy bơm khi thường là ỗmmHg, thể hiện lực cản cùa khí đi qua kim. Khi áp lực ban đầu lớn hơn (trên 7mmHg) có thê đầu kim nằm trong thành bụng, trong mạc nối, trong ruột hay mạc treo (hoặc bệnh nhân chưa giãn cơ hoàn toàn). Trong trường hợp này. nên ngừng bơm khí và thay đôi vị trí đầu kim. Tốt nhàt là từ từ rút kim ra, vừa rút vừa đo áp lực cho tới khi áp lực tụt xuống dưới 5mmHg, tại vị trí này có thể tiếp tục bơm. Nếu áp lực không tụt xuống hay lại tăng lên nhanh, nên rút kim ra chọc lại Sau khi đã bơm khoảng 1 lít khí, nếu quá trình bơm diễn ra bình thường, có thê tăng lưu lượng lên 4 đến 6 lít/phút. Một số phẫu thuật viên muốn giữ nguyên lưu lượng ban đẩu cho tới khi đủ áp lực vì cho rằng điều này giúp giảm đau vùng vai sau mổ, nhưng giá trị của phương pháp này chưa được chúng minh.

Khoang bụng phải căng đều trong quá trình bơm khí. Điểu này có thể kiểm tra bằng cách gõ ờ cà bôn khoang bụng Phải đặt áp lực giới hạn cùa máy bơm để khí bơm vào cho tới áp lực tối đa từ 12 dên 14mmHg thì máy tự động ngừng bơm. Áp lực cao hơn tăng nguy cơ tắc mạch do khí hay tắc tĩnh mạch sâu do huyết khối vì làm cản trở dòng chảy tĩnh mạch chậu. Ở người lớn kích thước trung bình, lượng khí carbon dioxid cẩn thiết để có áp lực trong ổ bụng 14 đến 15mmHg là 4 đèn 6 lít. Khi áp lực ổ bụng đạt tới mức này, rút bỏ kim bơm khí.

2.Đặt trocar đầu tiên

Sau khi bơm khí ổ bụng, tách lớp mỡ dưới da ỏ chỗ rạch da bằng một cái kẹp Kelly cho tới đường trắng giữa. Một số phẫu thuật viên còn muốn rạch vào đường trắng để dễ chọc trocar, nhưng đáy không phải là kỹ thuật thông dụng.

Trước khi chọc trocar, cần kiểm tra để chắc chắn các phần của trocar được lắp đúng và hoạt động tốt. Khi sử dụng loại trocar dùng một lần có bộ phận khóa an toàn, ấn trocar vào miếng gạc để đàm bảo vỏ bào vệ ở đầu trocar tụt xuông để lộ đầu nhọn khi chọc và nhô ra che dầu nhọn ngay khi giảm lực ấn. Sau đó lắp lại trocar và cầm chắc ở tay thuận của phẫu thuật viên. Giữ vỏ trocar và nòng chắc khi chọc qua thành bụng vào ổ bụng. Điếu quan trọng nhất là tránh chọc quá mức trocar, điều này đòi hỏi phải cố định cổ và khuỷu tay, dùng vai để tạo lực trong khi vừa chọc vừa xoay trocar. Khi cảm thấy lực cản đã vượt qua thì dừng ngay lực ấn vào. Hầu hết các chuyên gia luôn cảnh giác dù bộ phận bảo về đầu trocar có tốt đến đâu chăng nữa. Một số phẫu thuật viên dùng tay hav kẹp toan mổ kéo nâng thành bụng lên để tránh thành bụng lõm ra sau khi chọc trocar. Liệu biện pháp này có ngăn được biến chứng hay không vẫn chưa được chứng minh. Một cách khác là nâng thành bụng và tiếp tục bơm khi cho tới khi áp lực đạt 20 đến 25mmHg Điều này làm tăng sức căng của thành bụng sẽ dễ chọc hơn. Độ an toàn của phương pháp này cũng chưa được xác định.

Khi chọc trocar tới đường trắng, nên hướng mũi trocar nghiêng một góc 45° vé phía khung chậu để tránh nguy cơ làm tổn thương ruột và các mạch màu lớn. Đặt bệnh nhân dốc 10 đên 20“ theo tư thê Trendelenburg có thể làm ruột rơi ra xa vùng chọc. Ở bệnh nhân béo phì. nên chọc theo hướng thắng đứng vì những bệnh nhân này rốn bị lệch thấp xuống dưới nên phải chọn đường đi ngắn nhất cho trocar. Phẫu thuật viên phải chọc trocar với lực liên tục, từ từ; vừa chọc vừa xoay trocar chứ không được dùng sức mạnh chọc thẳng trocar vào. Không nên rút trocar ra òi lại chọc vào vi có thể làm rộng lỗ thành bụng sẽ làm khí thoát ra giữa ống trocar và thành bụng trong quá trình phẫu thuật

Khi sử dụng trocar dùng một lần có bộ phận an toàn phẫu thuật viên phải cảm nhận và nghe thấy tiếng click ngay khi mũi trocar chọc qua phúc mạc. chứng tỏ bộ phận bảo vệ đã nhô ra ờ vị trí che phủ đầu nhọn trocar Nếu bộ phận bảo vệ bi kẹt trước khi xuyên qua thành bụng, sẽ không nghe thấy tiếng click và khi chọc thấy sức cản mạnh hơn. Cần rút nòng trocar ra rồi lắp lại mà không rút vỏ trocar ra

Khi nghe tiếng click chứng tỏ đầu ống trocar đã vào trong bụng và lực cản giàm xuống đột ngột, cần ngừng không ấn vào nữa. Rút nòng trocar ra 1 đến 2 cm. Khi rút nòng trocar ra có thể nghe thấy tiếng khí xì ra ngoài qua van một chiểu.

Khi sử dụng trocar dùng nhiều lần, khóa hãm của đường khí vào phài để ở vị trí mờ. Dấu hiệu trocar dã vào trong ổ bụng thể hiện bằng sức cản khi trocar đi qua mạc ngang và phúc mạc và nghe thấy tiếng rít do khí xì ra qua dường dẫn khí vào. Khi dó rút nòng trocar ra và đẩy vỏ trocar vào sâu thêm

Sau khi nối dường dẫn khí vào với dâv dẫn khí, đưa ống soi qua trocar và quan sát khoang ổ bụng để xem có tổn thương gì trong quá trinh chọc kim và trocar hay không.

3.Kỹ thuật đặt trocar mở (open laparoscopy * Hasson technique)

Kỹ thuật kín khá phổ biến vi dễ thực hiện và nhanh chóng, hơn nữa chỗ chọc qua thành bụng khít kín nên ít co nguy cơ thoát khí. Điểm bất lợi cơ bản là nguy cơ làm tổn thương ruột hay mạch máu lớn  thì chọc mù kim Veress và trocar đầu tiên. Kỹ thuật nội soi mở theo phương pháp Hasson loại trừ nguy cơ này bằng cách đặt trocar dầu tiên dưới quan sát trực tiếp qua một chỗ mổ nhỏ trên thành bụng (mmilaparotomy). Phương pháp mở còn gọi là phương pháp "open laparoscopy” hay phương pháp Hasson: không dùng kim chọc mở qua thành bụng để bơm khi mà rạch ngay một đường đù rộng vừa với trocar ở vị trí sẽ đặt trocar đầu tiên. Mở dần qua các lớp cân cơ thành bụng cho tới lớp phúc mạc dưới quan sát trực tiếp bằng mắt. Sau khi tới phúc mạc. mở phúc mạc, quan sát trong ổ bụng rồi luồn trocar có nòng đầu tù vào trong bụng và bơm khi trực tiếp qua trocar.

Trước đây kỹ thuật nội soi mở được dùng cho những trường hợp đãvcó mổ cũ trên thành bụng hoặc không tìm dược vị trí thích hợp để chọc kim Veress. Ngày nav kỹ thuật này càng ngày càng được nhiều phẵu thuật viên sử dụng trong mọi trường hợp. Có thể dùng nhiều dạng trocar khác nhau xuất phát từ nguyên mẫu của Hasson hay có thể sử dụng trocar bình thường.

Sau khi rạch da. thường ở vị trí ngay trên hay dưới rốn. dùng kẹp phẫu tích tách lớp tổ chức mỡ dưỏi da cho tới cân đường trắng giữa. Dùng hai cái kẹp Kocher hay Alis kẹp hai bên cân bụng và rạch một lỗ giữa hai kẹp. Sau đó tìm và kẹp nâng lớp phúc mạc lên và rạch thủng vào ổ bụng Kiêm tra bằng mắt và có thể dùng ngón tay đưa vào để chắc chán đã vào trong bụng và không có cơ quan nào dính vào chỗ mổ.

Khi sử dụng trocar kiểu Hasson, khâu hai mũi chì loại chắc hai bên lỗ cân thành bụng, để chi dài sẽ cố định vào trocar. Sau đó luồn trocar có nòng đầu tù qua lỗ rạch và ổ bụng dùng hai sợi chỉ đã khâu từ trước cố định vào hai bộ phận thanh ngang bên cạnh trocar và kéo càng để ép sát trocar vào thành bụng. Bộ phận hình nón cùa trocar sẽ ép khít vào lỗ mở cân thành bụng làm cho khí không thoát ra quanh trocar được

Khi dùng trocar bình thường, có thể khâu một đường khâu vòng xung quanh lỗ mở cần để thát quanh trocar tránh thoát khí. Khi quen có thể mở lỗ vào thành bụng nhỏ (nhất là người gầy) và dùng một kẹp Alice kẹp sát cạnh trocar cũng cho phép ép chặt không bị thoát khí. Ở bệnh nhân béo phì có khi rất khó thực hiện đường khâu vòng ở cân thành bụng trừ khi rạch da rộng và phẫu tích tỉ mỉ lớp mỡ dưới da.

Khi dùng trocar thường trong kỹ thuật nội soi mở phải chú ý là trocar có thể tụt ra ngoài khi phẫu thuật vì không có gi cố định vào thành bụng.

4.Chọc trocar trực tiếp không có bơm hơi ổ bụng trước

Lý do biện hộ cho việc chọc thẳng trocar không bơm hơi trước là khi bơm hơi trước ổ bụng căng rất khó để kẹp và nâng thành bụng lên khi chọc trocar. Hơn nữa có nhiều tai biến khi bơm hơi ổ bụng là do kim Veress gây ra như bơm hơi trước phúc mạc, chọc kim vào mạch máu hay tạng,… Ngoài ra ngay cả khi ổ bụng dã dược bơm hơi đủ áp lực nếu khi chọc trocar không kéo nâng thành bụng lên thi lực chọc cũng làm thành bụng trước bị đè xuống ép sát các nội tạng trong bụng thậm chí tối sát thành bụng sau là nguyên nhân gảy tai biến khi chọc. Các tác giả chủ trương chọc trocar trực tiếp không bơm hơi như Copeland nhấn mạnh những yếu tố cần thiết để có thể chọc thẳng trocar không bơm hơi trước là thành bụng phải mềm nhờ giãn cơ đủ, nòng trocar phải sắc, rạch da đủ rộng. Ngày nay trocar dùng một lần đầu có bộ phận bảo vệ được sử dụng cho mục đích này. Mặc dù bộ phận bảo vệ ở đầu trocar chưa được chứng minh tính an toàn qua các nghiên cứu tiến cứu nhưng một trong những ưu điểm của nó để chọc thẳng là đầu nòng trocar  sắc do chi dùng một lần. Cho tới hiện nay chưa có một nghiên cứu so sánh tính ngẫu nhiên nào cho thấy tỳ lệ biến chứng khác nhau giữa việc choc kim Veress bơm hơi trước và việc chọc thẳng trocar không bơm hơi.

5.Trocar có kính soi

Trocar có gắn kính soi là một phương pháp mới do Melzer đề xướng năm 1993. Loại trocar này cho phép đưa ống soi vào trong khi chọc trocar để quan sát trực tiếp quá trình chọc. Các lớp thành bụng được nhìn trên màn hình và được cắt dưới quan sát trực tiếp với cạnh sắc của trocar. Có nhiều dạng trocar này xuất hiện trẽn thị trường, cả loại dừng một lần và loại dùng nhiều lần.

6.Trocar xoắn

Đảy là loại trocar có rãnh xoắn  cho phép chọc trocar mà không cắt đứt tổ chức. Sau khi rạch da, đặt trocar vào và xoay trocar theo chiều xoắn của rãnh xoắn đồng thời đặt ống soi trong lòng trocar để quan sát trực tiếp quá trình xuyên trocar qua thành bụng. Phần cấu tạo đặc biệt ở đầu trocar cho phép gạt tách từng lớp thành bụng để trocar tiên vào dưới quan sát trực tiếp trên màn hình. Các lớp thành bụng chỉ bị gạt ra để trocar vào mà không bị cắt dứt và khi kết thúc cuộc phẫu thuật khi tháo trocar ra bằng cách xoay theo chiều ngược lại các lớp cân cơ thành bụng sẽ tự trờ lại vị trí cũ, che kín lỗ thủng trên thành bụng, hy vọng có thể ngăn ngừa biến chứng ruột hay mạc nối kẹt vào lỗ trocar.

7.Đặt các trocar khác

Sau khi đã đặt trocar đầu tiên cho ống soi vào, các trocar khác được đặt dưới quan sát trực tiếp trên màn hình. Trước khi chọc nên ấn ngón tay trên thành bụng dể chọn vị trí tốt nhất cho việc tiếp cận vùng mổ. Nếu có dính ở chỗ định chọc trocar, phẫu thuật viên phải đổi sang chỗ khác hay giải phóng chỗ dính bằng kéo đưa qua một trocar ở chỗ khác.

Khi đã chọn được chỗ đặt trocar, có thể soi ống soi từ trong để kiểm tra xem có mạch máu nào đi qua chỗ đó không. Lúc này nên tắt bớt đèn trong phòng mổ để có thể nhìn rõ ánh sáng từ ống soi qua thành bụng. Khi chọc hướng trocar về phía vùng mổ sao cho hưổng xuyên cùa trocar trong thành bụng theo đúng hưóng. Nếu hưóng xuyên của trocar sai sẽ làm khó cử động dụng cụ khi phẫu thuật nhất là khi bệnh nhân béo hay thành bụng có lớp cơ chắc dầy. Hơn nữa khi liên tục thay đổi hướng trocar sẽ làm rộng chỗ thành bụng xung quanh làm khí bị thoát ra ngoài gảy tụt khí trong bụng.

Khi chọc trocar, chọc trocar vào từ từ, vừa chọc vừa xoay trocar với quan sát trực tiếp trên màn hình vị trí lỗ vào trong thành bụng. Khi đầu nhọn của trocar xuyên vào sẽ nhìn thấy rõ trong bụng, cẩn thận tiếp tục đẩy vào sâu tránh không làm tồn thương nội tạng ở dưới. Nếu trocar có rãnh xoắn ở ngoài, xoay nó cố định vào thành bụng. Khi cần có thê đưa ống soi vào qua trocar khác để soi vào vị trí của trocar đẩu tiên vi tổn thương do chọc trocar đầu tiên khó nhận thấy khi đưa ống soi qua đó.

Khi kết thúc cuộc phẫu thuật nội soi, cần rút các trocar ra theo trình tự từng cối một, to trước, nhỏ sau. Từ từ rút trocar ra, quan sát xem có chảy máu từ lỗ trocar để xử lý. Với trocar cuối cùng có ống soi, rút ra từ từ với ống soi nầm trong trocar vừa rút vừa quan sát các lớp thành bụng xem có bị chảy máu. Sau khi rút hết các trocar, kiểm tra các lỗ, với các lỗ từ 10mm trởlên khâu đóng 2 lớp, tránh để ruột hay mạc nối kẹt vào lỗ trocar. Với các lỗ bé chỉ cần khâu da.

8. Video

 

II.BIẾN CHỨNG

1.Thoát khí chỗ đặt trocar

Điều này có thể xảy ra cả với trocar đầu tiên hay ở các trocar khác. Nếu khí xì (t và áp lực ổ bụng vẫn đủ thì có thể không cần xử lý. Nếu không, phải tìm rõ vị tri nơi thoát khí để xử tri. Trước hết kiểm tra các van của các trocar xem đã khóa kín chưa. Nếu chưa kín phải khoá lại, nếu van hỏng có thể phải thay trocar khác. Thứ hai, kiểm tra đường dẫn khí và chỗ khớp nối xem có bị hở hay thủng rách dề chỉnh lại hoặc thay thế. Nếu hở quanh trocar thì phải khắc phục bằng cách kẹp ép vào cạnh trocar với một cái kẹp Allis khâu một đường khâu vòng quanh trocar và thắt chỉ chặt thậm chi nếu không có tác dụng thì có khi phải thay trocar khác có kích thưóc lớn hơn

 2.Chảy máu chỗ dặt trocar

Chảy máu thường phát hiện khi thấy máu chày nhỏ giọt vào trong ổ bụng từ quanh trocar. Nguyên nhân là do chọc vào một mạch máu thành bụng nhất là ổ bệnh nhân có tuần hoàn bàng hệ do tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Xử trí bằng cách khâu thắt chật quanh trocar, thay thế trocar đường kính to hơn hoặc rút trocar ra, đốt điện cầm máu trực tiếp. Khi cuộc mổ kết thúc có thể dùng phương pháp khâu ép từ ngoài vào hay ép cầm máu bàng ống thông Foley.

3.Tràn khí dưới da

Thường đây không phải là một tai biến trầm trọng. Khi chi có tràn khi khu trú quanh chỗ đạt trocar, có thể hạ bớt áp lực khí trong bụng (tới khoảng 10 mmHg) và tiếp tục làm việc. Đôi khi tràn khí lan rộng ra cả thành bụng thậm chí tới cả thân mình chứng tỏ có tình trạng khí lóc rộng trong thành bụng. Thường tình trạng này xảy ra do kim bơm khí hav trocar đầu tiên chưa vào hết trong ổ bụng. Cách xử trí là rút bỏ trocar ra, đặt lại trocar theo phương pháp mở và khâu chỉ ép giữa lớp phúc mạc và cân cơ thành bụng vào trocar.

4.Thủng tạng rỗng

Thủng tạng rỗng có thể xảy ra khi chọc kim Verress hay khi chọc trocar. Thông thường chọc kim Veress vào ruột không gây ra tai biến trầm trọng, chỉ cần rút kim ra là đủ. Chọc trocar vào chắc chắn gây ra tai biến trầm trọng. Khi xảy ra tai biến hay nghi ngờ tai biến này, tốt nhất là để trocar tại chỗ, tiến hành mở bụng thăm dò có hệ thống toàn bộ khoang ổ bụng và tết cả các quai ruột tìm chỗ tổn thương để xử lý. Bao giờ cùng nên nhớ rằng luôn luôn có khả năng thủng xuyên táo nhiều quai ruột hoặc thủng ruột kết hợp với tổn thương mạch máu để tránh bỏ sót. Đây là một tai biến rất nặng vì vậy việc để phòng bằng cách tuân thủ chặt chẽ các quy trình kỹ thuật khi chọc kim và chọc trocar là rất cần thiết.

5.Tổn thương mạch máu lớn

Xảy ra khi chọc kim bơm khí hay dặt trocar dầu tiên. Khi chọc kim hút ra máu hay khi chọc trocar có máu hoặc soi ổ bụng có nhiều máu cần ngay lập tức dể nguyên vị trí dụng cụ, mở bụng để kiểm tra và xử lý thương tổn. Nếu cần phải phối hợp với phẵu thuật viên mạch máu. Một tai biến rất nguy hiểm là chọc kim vào mạch máu không gây chảy máu ồ ạt ngay mà máu chảy từ từ tạo thành khối máu tụ chèn ép và gây ra tắc mạch mạc treo hoại tử ruột. Do không phát hiện kịp thời nên khi có triệu chứng tụt huyết áp, sốc sau phẫu thuật thì đã muộn tỷ lệ tủ vong rất cao. Tôn thương mạch máu lớn là một tai biến trầm trọng có nguy cơ tử vong cao nên biện pháp để phòng với việc tuân thủ tốt cốc bước thực hiện kỹ thuật khi bơm khí là rất cần thiết.

6.Tắc mạch do khí

Tắc mạch do khí là một biên chứng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm của bơm khí 0 bụng. Tắc mạch xảy ra do tiêm khí vào trong lòng mạch máu. Điếu này thường xảy ra lúc bắt đầu phẫu thuật, hặu quà của việc VỊ tri dầu kim chọc bơm hơi nàm lạc chỗ. Vì vậy việc thử bơm kim dể chẩc chắn dầu kim dã nảm trong ổ bụng tự do trước khi nối kimvào máy bơm khi là một thì thao tác rất quan trọng. Và khi bắt đầu bơm khí phải dể lưu lượng bơm ở mức thấp vào khoảng 1 lít phút. Ngừng tuần hoàn sẽ xảy ra gần như ngay tức khắc sau khi bơm khí vào tĩnh mạch hay trong trường hợp hiếm gặp là bơm khí vào tĩnh mạch cửa thì xảy ra sau khoảng 30 phút.

Có một số phương pháp đơn giản để giảm nguy cơ cùa tai biến tắc mạch do khí Xoa bóp tim ngoài lồng ngực làm các bọt khí lớn bị vỡ ra thành các bọt nhỏ hơn có khả năng di chuyển ra các nhánh ngoại vi của động mạch phôi Lật bệnh nhân sang tư thế nghiêng trái, đầu thật thấp làm cho bọt khí thoát ra khỏi đường bơm máu vào động mạch mà tập trung về phía mỏm tim. Khi đó có thể dùng catheter luồn vào cuống tim qua tĩnh mạch trung tâm đề hút khí ra. Các kỹ thuật này đã được thử nghiệm trên động vật và cho thấy có hiệu quả như nhau trong ngăn ngừa tử vong do tắc mạch khí gây ra. Cuối cùng có thể dùng liệu pháp thở oxy dưới áp lực cao (tắc mạch do các khí không phải CO2).

 

Website Soitietnieu.com được xây dựng và quản lý bởi Bs Mai Văn Lực. Chúng tôi hỗ trợ khám và điều trị các bệnh lý Ngoại khoa tiết niệu tại các bệnh viện uy tín do các bác sĩ giỏi, giáo sư đầu ngành trực tiếp khám và điều trị. 

Liên hệ:   0984 260 391 -   0886 999 115

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *