Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, chế độ ăn ít muối rất có lợi cho sức khỏe. Ngoài việc có lợi cho hệ tim mạch, chế độ ăn ít muối được chứng minh làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận. Trong bài viết này, bạn sẽ tìm thấy các câu hỏi thường gặp về muối và cách ngăn ngừa sỏi thận, cùng với câu trả lời cho chúng.
Thực hành chế độ ăn ít muối
Từ lâu chúng ta đã biết rằng chế độ ăn giảm muối rất tốt cho các bệnh nhân bị các bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh Tăng huyết áp. Không chỉ có vậy, chế độ ăn ít muối còn rất tốt cho việc phòng ngừa sỏi thận. Trong bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu chi tiết hơn và có những cách thực hành trong việc áp dụng chế độ ăn ít muối góp phần mang lại sức khỏe ngày một tốt hơn. Bài viết này sẽ tập trung phân tích vào vấn đề chế độ ăn ít muối với bệnh sỏi thận.
1. Mọi người quan tâm tới chế độ ăn ít muối như thế nào?
Khi viết về chủ đề này, tôi có tìm kiếm trên Google xem mọi người quan tâm như thế nào tới chế độ ăn ít muối. Kết quả cho thấy mọi người rất quan tâm tới vấn đề chế độ ăn ít muối. Có tới 37.000.000 kết quả liên quan khi bạn gõ cụm từ tìm kiếm “che do an it muoi” được trả về trong 0,29 giây và có tới hơn 10.000.000 kết quả được trả về trong 0,26 giây với cụm từ tìm kiếm “chế độ ăn ít muối”.
Lưu lượng tìm kiếm về chế độ ăn ít muối
2. Chế độ ăn với hàm lượng muối như thế nào là đủ?
Cần nhớ rằng:
• Chỉ cung cấp lượng muối từ 2300-3300 mg mỗi ngày để hạn chế sỏi thận.
• 1 thìa muối nhỏ có chứa khoảng 2300 mg muối.
• Ăn tăng muối đồng nghĩa với tăng lượng canxi mất trong nước tiểu.
• Nhiều người ăn nhiều muối hơn lượng họ cần.
• Các bữa ăn trong nhà hàng có thể chứa từ 1000-5000mg mỗi bữa ăn.
3. Bác sĩ bảo tôi cần giảm lượng muối ăn hàng ngày, vậy lượng ăn là bao nhiêu thì phù hợp?
Nên ăn ít hơn từ 2300-3300mg muối mỗi ngày. Ăn từ 5000mg muối hàng ngày trở lên có nguy cơ hình thành sỏi. Ngoài ra ăn từ 5000 mg muối hàng ngày trở lên sẽ gây nên các vấn đề về bệnh lý tim mạch, huyết áp.
4. Tôi không ăn muối, vậy tại sao lượng natri của tôi vẫn cao?
Không dùng muối làm gia vị là điều tốt. Tuy nhiên muối vẫn được dùng nhiều như một chất bảo quản trong các loại thực phẩm đóng hộp. Bạn cần xem lại các loại thức ăn mình đang dùng. Một ví dụ là đậu đóng hộp. Một nửa cốc đậu đóng hộp có thể chứa tới 300mg muối. Cùng một đậu tươi như thế chỉ chứa từ 2-3mg muối.
5. Làm sao để biết lượng muối trong các loại thực phẩm?
Hầu hết các loại thực phẩm đều có nhãn dinh dưỡng in trên bao bì. Bạn có thể xem lượng muối trên đó. Điều quan trọng là cần biết các số in trên nhãn dinh dưỡng có phải là cho một sản phẩm không.
Để minh họa dễ hiểu cho điều này, lấy ví dụ về các sản phẩm đóng hộp có nước. Thông thường khi ăn bạn sẽ ăn cả phần nước. Những gì bạn không để ý là nhãn dinh dưỡng sẽ nói rằng có hai phần trong sản phẩm. Hầu hết lượng muối nằm trong phần nước, có thể chiếm đến 2000mg, một nửa khẩu phần muối ăn hàng ngày của bạn chỉ trong một lượng nước nhỏ.
Đọc kĩ nhãn dinh dưỡng, nếu bạn có ý định sử dụng cả phần nước thì nên xem xét lại lượng muối cung cấp cho cả ngày sau đó.
6. Lượng muối ảnh hưởng gì đến sỏi thận?
Thận có chức năng đào thải bớt lượng muối bạn ăn. Khi thận đào thải natri, nó kéo theo đào thải cả canxi. Vì thế bạn ăn càng nhiều muối, bạn đào thải càng nhiều canxi. Lượng canxi trong nước tiểu càng cao càng dẫn đến nguy cơ bị sỏi thận. Nếu bạn ăn giảm lượng muối sẽ làm giảm lượng canxi trong nước tiểu. Điều ày sẽ giúp ngăn cản sự hình thành sỏi mới.
7. Bác sĩ bảo tôi phải giảm lượng muối ăn vì tôi đang dùng thuốc. Vậy muối thì có liên quan gì với thuốc của tôi?
Natri có thể làm giảm tác dụng của một số thuốc.
Một số người có nồng độ canxi cao trong nước tiểu cần dùng một loại thuốc (tên là thiazide) để giúp giữ lại canxi cho xương. Nếu bạn vẫn tiếp tục ăn nhiều muối, tác dụng của thuốc sẽ bị giảm đi.
8. Làm sao để thúc ăn có hương vị nếu không dùng muối?
Cần điều chỉnh điều này từ từ. Bắt đầu bằng việc thử sử dụng các loại rau thơm và gia vị khác để thay thế muối. Bạn sẽ quen dần với việc không dùng muối. Trên thực tế, những người đã cắt giảm lượng muối ăn bằng cách này sau một thời gian sẽ quen với việc ăn các món ăn ít dùng muối.
9. Lời khuyên giúp thực hành chế độ ăn ít muối
Khi đi ăn ở ngoài
• Chọn một nhà hàng nơi thức ăn được nấu theo order.
• Yêu cầu cho ít muối vào thức ăn.
• Nếu một món ăn được ăn kèm với bánh mỳ, bánh nướng hay nước sốt, món đấy có thể chứa nhiều muối. Bạn nên hủy ăn món đó.
• Tránh nêm thêm muối và các món có hàm lượng muối cao (ví dụ dưa muối, mù tạt, sốt cà chua, dầu oliu).
• Dùng chanh hoặc giấm cho các món salat.
• Yêu cầu phúc vụ các món salat và nước sốt để ăn kèm
• Trái cây tươi hoặc đóng hộp có thể ăn như món khai vị, salat hoặc món tráng miệng.
Trên đây là 9 tiểu mục hướng dẫn về chế độ ăn ít muối phòng ngừa sỏi thận mà bạn đọc cần lưu ý. Hãy tham khảo thêm các bài viết về chế độ ăn uống, sinh hoạt, theo dõi điều trị cho người bị bệnh sỏi thận và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có chế độ ăn uống tốt nhất cho tình trạng sức khỏe của bạn.
Website Soitietnieu.com được xây dựng và quản lý bởi Bs Mai Văn Lực. Chúng tôi hỗ trợ khám và điều trị các bệnh lý Ngoại khoa tiết niệu tại các bệnh viện uy tín do các bác sĩ giỏi, giáo sư đầu ngành trực tiếp khám và điều trị.
Liên hệ: 0984 260 391 - 0886 999 115