Điều trị sỏi tiết niệu – Một số vấn đề bạn cần quan tâm

Dieu tri noi khoa soi than - soi tiet nieu

Thuốc điều trị sỏi tiết niệu nào hiệu quả? Khi nào thì dùng thuốc điều trị? Khi nào thì can thiệp xử lý lấy sỏi…? Chắc hẳn đây là những câu hỏi mà các bệnh nhân và bạn đọc rất quan tâm. Bài viết này sẽ cùng chia sẻ với cộng đồng những chỉ định dùng thuốc, những loại thuốc điều trị sỏi tiết niệu hiệu quả.

Cần lưu ý rằng, việc chỉ định dùng thuốc điều trị sỏi đường tiết niệu phụ thuộc vào tình trạng sỏi và mức độ ảnh hưởng của sỏi lên hệ tiết niệu cũng như sức khoẻ của từng cá nhân. Việc chỉ định dùng thuốc điều trị khi nào; dùng như thế nào; liều lượng ra sao; trong thời gian bao lâu; theo dõi như thế nào… cần phải được đưa ra bởi bác sĩ chuyên khoa.

Soi nieu quan
Sỏi hệ tiết niệu

Một số tình huống sỏi tiết niệu đặc biệt mà bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc theo “kinh nghiệm dân gian”; cần phải khám chuyên khoa để đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất như:

  1. Sỏi niệu quản ở phụ nữ có thai
  2. Sỏi niệu quản 2 bên
  3. Sỏi niệu quản trên thận đơn độc
  4. Sỏi niệu quản trên thận chính (thận phụ có thể là thận teo; thận giảm chức năng; thận có sỏi san hô gây tắc nghẽn…)
  5. Sỏi ở bệnh nhân thận ghép
  6. Sỏi ở bệnh nhân có bàng quang tân tạo
  7. Sỏi ở bệnh nhân đã cắt bàng quang, đưa niệu quản ra da…

Xem thêm: – Sỏi niệu quản: 10 vấn đề bạn cần biết

Sỏi tiết niệu: 10 điều bạn cần quan tâm nhất

Các nhóm thuốc điều trị sỏi tiết niệu

Nhóm tác dụngDược chấtBiệt dượcHãng sản xuất
Điều trị sỏiSuccinimide
Tiopronine
Allopurinol
Succinimide
Thiola
Zyloric
Serp
Mission Pharma
Glaxo Smith Kline
Kiềm hóa nước tiểuCitric monohydrate
Kali citrate
Foncitril
U-stone
Serp
Casasco Laboratorios
Làm giảm calci niệuHydrochlorothiazide
Kali citrate
Hydrodiuril
U-stone
Merck Sharp & Dohme
Casasco Laboratorios
Thảo dượcKim tiền thảo
Tống thạch hoàn
Kim tiền thảoDopharma
Onepharm
Các nhóm thuốc điều trị sỏi tiết niệu

Thuốc điều trị sỏi tiết niệu

Thuốc được chỉ định điều trị với nhiều loại sỏi khác nhau, tuỳ vào tính chất sỏi mà có loại thuốc tương ứng, phù hợp và hiệu quả cho từng cá thể.

Sỏi Oxalate: Succinimide
Sỏi Uric: Allopurinol (làm giảm tổng hợp acid uric)
Sỏi cystine: Tiopronine

U-stone : Thuốc điều trị sỏi tiết niệu hiệu quả
U-stone là một loại thuốc điều trị sỏi tiết niệu hiệu quả

Sỏi calci

Thường là calci oxalate (gây 80% sỏi đường tiết niệu)

  • Tăng bài niệu bằng nước ít khoáng chất
  • Hạn chế thức ăn giàu axit uric và axit oxalic (nhưng cần phải đủ calci trong khẩu phần ăn).
  • Lợi tiểu thiazide nếu sỏi tái phát với tăng calci niệu tự phát
  • Succinimide nếu tăng oxalate niệu nhiều hoặc chế độ ăn, uống thất bại

Sỏi Uric

Sỏi uric (10% các sỏi đường tiết niệu)

  • Tăng bài niệu bằng dung dịch kiềm (nếu pH > 7 có thể làm tăng bài sỏi axit uric đơn thuần).
  • Hạn chế thức ăn giàu axit uric.
  • Dùng allopurinol trong trường hợp tăng urat niệu và/hoặc uric máu trên 75 mg/lít.

Sỏi cystine

Sỏi cystine biến chứng cystine niệu (gây 10% các sỏi đường niệu ở trẻ em): Cần tăng bài niệu (> 3 lít/ngày)

  • Kiềm hóa nước tiểu (pH niệu > 7,5).
  • Hạn chế trứng (giàu cystine).
  • Tiopronine nếu cystine còn trên 144 mg/L.

Sỏi struvite

Sỏi struvite hay sỏi phospho ammoniaco – magnesium (biến chứng gây nhiễm khuẩn mạn tính).

  • Lấy sỏi + điều trị tất cả các nhiễm trùng và các nguyên nhân gây tắc nghẽn đường niệu.
  • Tăng bài niệu bằng nước ít muối khoáng.
  • Gây toan hóa nước tiểu (pH < 5).

Tán sỏi ngoài cơ thể hoặc điều trị phẫu thuật

Chỉ định nếu vị trí hoặc kích thước sỏi tiết niệu lớn (> 6 mm) gây khó khăn khi làm sỏi trôi ra theo đường tự nhiên hoặc gây tắc nghẽn làm tổn thương nhu mô thận, hoặc sỏi gây nhiễm trùng hoặc sỏi struvite hoặc tình trạng xấu.

Các thuốc làm kiềm hóa nước tiểu điều trị sỏi tiết niệu

  • Dung dịch natri bicarbonat.
  • Foncitril 4000 (natri citrate + kali citrate): 1 – 4 gói/ngày.
  • Alcaphor Trometamol (Natri citrate + kali citrate): 2 – 4 gói/ngày trong bữa ăn.

Đặc tính

Kiềm hóa nước tiểu làm chuyển axit uric (ít tan ở dạng ion) thành urat (dễ tan), và phân ly cystine (axit amin é ít tan ở dạng ở dạng không phân ly, có ưu thế hơn ở pH nước tiểu bình thường).

Chỉ định

  • Sỏi uric và tăng uric niệu > 700 mg/24h: đạt pH > 7 với kiểm soát được 3 lần/ngày cho phép làm tan sỏi axit uric không có calci hóa.
  • Sỏi cystine: cần pH > 7.
  • Kết hợp với toan hóa ống thận.

Chống chỉ định

  • Sỏi struvite.
  • Tình trạng kiềm, suy thận nặng.
  • Ỉa chảy trong bệnh cảnh cắt dạ dày và cắt đại tràng (với Alcaphor).
  • Tác dụng không mong muốn và chú ý khi sử dụng
  • Trometamol: tăng vận chuyển ở ruột.
  • Điều trị chống nhiễm trùng đồng thời trong trường hợp có nhiễm trùng đường tiểu.
  • Suy thận: thận trọng do nguy cơ gây kiềm hóa..
  • Dung dịch natri bicarbonat: tăng đưa muối vào nguy cơ tăng HA, suy tim, ứ muối nước.

Tương tác thuốc

Kết hơp thuốc không được khuyên dùng: methenamine (đối kháng).

Kết hợp cần thận trọng: quinidine (nguy cơ quá liều).

3. Thuốc làm giảm calci niệu điều trị sỏi tiết niệu

Lợi tiểu thiazide: Hydrochlorothiazide.

Liều dùng: 6,25 – 25 mg/ngày một lần vào buổi sáng.

Đặc tính

  • Tác dụng kháng calci mạnh (giảm calci niệu 25 – 50% do làm tăng tái hấp thu calci tại ống thận và giảm hấp thu calci tại ruột), cũng như lợi ích làm giảm oxalat niệu (dạng kết hợp calci oxalats không thể hấp thu được tại ruột) và làm tăng magne và kẽm trong nước tiểu (là những yếu tố ức chế tạo sỏi).
  • Hấp thu thuốc tại đường tiêu hoá nhanh, thải trừ chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng không đổi, thuốc qua được hàng rào rau thai và sữa mẹ.

Chỉ định

Tăng calci niệu tự phát biến chứng sỏi calci tái phát (với điều trị tăng bài niệu bằng nước ít khoáng chất và bổ sung thức ăn giàu axit uric và axit oxalat).

Chống chỉ định

Tăng nhạy cảm với sulfamide, bệnh não gan, suy thận với độ thanh thải creatinin < 30 ml/phút, có thai và cho con bú.

Thận trọng khi sử dụng:

  1. Kiểm tra creatinine huyết thanh (chống chỉ định nếu độ thanh thải creatinin nội sinh < 30 ml/phút).
  2. Theo dõi calci niệu sau 1 tuần điều trị, sau đó 2 tháng, sau đó theo dõi đều đặn calci máu và calci niệu, cũng như điện giải đồ huyết thanh (kali máu) (nếu kali máu < 3,5 mmol/l có thể bổ sung kali chlorua hoặc lợi tiểu giữ kali, trừ triamterên có thể làm tăng thêm sỏi).
  3. Theo dõi chức năng thận, đường máu, axit uric máu.
  4. Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân xơ gan (theo dõi natri máu và chức năng thận), đái tháo đường (theo dõi đường máu), goutte (theo dõi axit uric máu), điều trị digitalis, chống loạn nhịp hoặc thuốc hạ kali máu (theo dõi sát kali máu).
  5. Tăng calci niệu do thừa lượng đưa vào do bổ sung sữa và nước nhiều chất khoáng trong một tuần.
  6. Tăng calci niệu tự phát không có sỏi được điều trị bằng tăng bài niệu với nước ít chất khoáng và bổ sung thừa calci và thức ăn giàu axit oxalate và axit uric.

4. Các thuốc thảo dược điều trị sỏi tiết niệu

Các thuốc có nguồn gốc từ thảo dược ở dạng các bài thuốc nam, được bào chế dưới dạng viên.

Cơ chế tác dụng: chưa rõ, có thể là tác dụng lợi niệu, tăng bào mòn…

Xem thêm: – Chẩn đoán và điều trị nội khoa sỏi thận – sỏi tiết niệu

Website Soitietnieu.com được xây dựng và quản lý bởi Bs Mai Văn Lực. Chúng tôi hỗ trợ khám và điều trị các bệnh lý Ngoại khoa tiết niệu tại các bệnh viện uy tín do các bác sĩ giỏi, giáo sư đầu ngành trực tiếp khám và điều trị. 

Liên hệ:   0984 260 391 -   0886 999 115

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *