Cơ chế hình thành và gây bệnh của sỏi tiết niệu

I. Cơ chế hình thành sỏi.

Đa số sỏi tiết niệu được hình thành từ thận, sau đó di trú theo dòng nước tiểu tới các vị trí khác của đường niệu.

Nguyên nhân và cơ chế hình thành sỏi còn chưa rõ ràng, có nhiều thuyết giải thích cơ chế hình thành sỏi tiết niệu.

1. Thuyết keo tinh thể.

Thành phần của nước tiểu gồm các tinh thể và các chất keo. Các tinh thể có xu hướng kết tinh, lắng đọng tạo sỏi, các chất keo do niêm mạc đường niệu tiết ra bản chất là các mucoprotein, mucin, acid nucleic… cản trở các tích thể kết tinh. Nếu nồng độ các chất keo giảm (số lượng và chất lượng) sẽ tạo điều kiện hình thành sỏi.

Số lượng chất keo giảm trong: nhiễm khuẩn niệu, hội chứng Cushing, stress. Chất lượng chất keo giảm khi có dị vật trong đường niệu, niêm mạc đường niệu bị viêm, nước tiểu kiềm hóa, ứ đọng nước tiểu.

2. Thuyết hạt nhân.

Sỏi hình thành được phải có nhân. Nhân là những dị vật (chỉ không tiêu, mảnh cao su. ống dẫn lưu, mảnh kim khí), tế bào thoái hóa, tê bào mủ, xác vi khuẩn, tổ chức hoại tử, khối máu hóa giáng…

Randall (1973) đưa ra thuyết mảng vôi ở biểu mô xoang thận (mảng Randall). Nếu tháp thận bình thường, sẽ khó hình thành sỏi.

3. Thuyết tác dụng của mucoprotein hay thuyết khuôn đúc.

Theo Boyce, Baker, Simon thì các sỏi canxi, acid uric đều có một nhân khởi điểm hữa cơ mà cấu trúc của nhân này là mucoprotein, là loại protein đặc hiệu rất giàu glucid.

Bình thường, mucoprotein có nhiều ở màng đáy ống thận.

4. Thuyết bão hòa quá mức.

5. Thuyết nhiễm khuẩn.

II. Sinh lí bệnh sỏi tiết niệu.

Sỏi gây tổn thương trên hệ tiết niệu theo 3 cơ chế cơ bản:

– Cơ chế  tắc nghẽn: Sỏi gây ứ tắc (bể thận, niệu quản), Tuỳ theo kích thước và hình thể sỏi có thể gây nên ứ tắc hoàn toàn hay không hoàn toàn, làm  cho nhu mô thận giãn mỏng dần, dung tích đài bể thận tăng lên,  nhu mô thận bị teo đét, xơ hoá và thận dần bị mất chức năng.

Nếu sỏi ở đài thận, gây nghẽn cục bộ tại thận, sẽ dẫn đến ứ niệu, giãn từng nhóm đài gây mất chức năng từng phần của thận.

Niệu quản trên sỏi cũng bị giãn mất nhu động và xơ hoá niệu quản. Trong trường hợp sỏi  ở hai bên hệ tiết niệu, bệnh nhân có thể bị suy thận cấp  do sỏi.

– Cơ chế cọ sát: Sỏi thận, sỏi niệu quản nhất là sỏi cứng, gai góc có thể gây cọ sát, làm rách xước niêm mạc đài bể thận, niệu quản gây chảy máu trong hệ tiết niệu. Thương tổn tổ chức một mặt tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn niệu phát triển, mặt khác làm cho quá trình phát triển xơ hoá ở nhu mô thận và ở thành ống dẫn niệu.

Kết quả cuối cùng làm hẹp dần đường dẫn niệu, làm nặng thêm tình trạng bế tắc.

– Cơ chế nhiễm khuẩn: Sự tắc nghẽn đường niệu là những yếu tố thuận lợi để phát triển nhiễm khuẩn niệu, nhiễm khuẩn niệu gây phù nề, chợt loét niêm mạc đài bể thận, dần dẫn đến xơ hoá tổ chức khe thận, chèn ép mạch máu và ống thận.

Sản phẩm của quá trình viêm như xác vi khuẩn, xác bạch cầu, tế bào biểu mô đài bể thận kết tinh lại tạo thành nhân sỏi.

 

Website Soitietnieu.com được xây dựng và quản lý bởi Bs Mai Văn Lực. Chúng tôi hỗ trợ khám và điều trị các bệnh lý Ngoại khoa tiết niệu tại các bệnh viện uy tín do các bác sĩ giỏi, giáo sư đầu ngành trực tiếp khám và điều trị. 

Liên hệ:   0984 260 391 -   0886 999 115

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *