Phương pháp tán sỏi thận

Các phương pháp tán sỏi thận như tán sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ; tán sỏi thận ống mềm; tán sỏi thận ngoài cơ thể… đang ngày càng được áp dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả cao và sức khỏe cho người dân. 

Các phương pháp tán sỏi thận

                  Hình ảnh:   Ứ nước đài dưới thận trái do sỏi

Sỏi tiết niệu là bệnh lí thường gặp chiếm tới hơn 30% tổng số bệnh nhân tiết niệu và phát hiện trong 2%- 3% dân số của thế giới với tỷ lệ tái phát cao tới 50%.Trong đó, sỏi thận chiếm khoảng 20% – 30% tổng số sỏi của hệ thống tiết niệu . Sỏi thận ảnh hưởng nhanh nhất đến chức năng thận gây suy thận và phải tiến hành chạy thận nhân tạo như theo thống kê hàng năm ở Mỹ có tỷ lệ tương ứng là 8.3% và 2.8%.

Trong khoảng 25 năm trở lại đây, các can thiệp ít xâm lấn như: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi(TSNS) là sự lựa chọn hàng đầu để điều trị sỏi thận. Phẫu thuật mổ mở để điều trị sỏi thận hiện nay chỉ còn chiếm 1% .Các phương pháp điều trị sỏi ít sang chấn được áp dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay bao gồm:

Nội dung cần lưu ý

1. Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể: (ESWL: Extracorporeal Shock Wave Lithotripsy)

Xem thêm bài viết chi tiết về phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể

Chỉ định tán sỏi ngoài cơ thể

 – Sỏi  thận < 2cm, niệu quản 1/3 < 1 cm .

 – Sỏi kích thước > 3cm có  hiệu quả không cao, phải tán nhiều lần.

 – Chức năng thận còn được bảo đảm,đường bài xuất nước tiểu bình thường, không có bệnh lý khác ở thận như u, polip , lao , bệnh lý mạch  máu thận.

 Các phương pháp tán sỏi thận - Hình ảnh sỏi thận - niệu quản 2 bên

Hình ảnh X-quang sỏi thận 2 bên

Nguyên lý:

Sử dụng X-quang hoặc siêu âm để xác định vị trí của sỏi. Sóng xung đi qua  cơ thể và hội tụ tại điểm có sỏi đã được xác định. Năng lượng của sóng xung (bằng điện thuỷ lực hoặc điện từ trường) sẽ tán vụn sỏi, sau đó các mảnh sỏi được đưa ra ngoài qua đường bài xuất nước tiểu.

Phương pháp này được chỉ định trong 60% sỏi cần can thiệp.

Ưu điểm:

Là phương pháp gián tiếp ít xâm hại, ít đau thì hiệu quả hết sỏi chỉ đạt từ 55 – 85% trong  các trường hợp tán sỏi  là phương pháp can thiệp không xâm lấn, bệnh nhân không cần phải gây tê hoặc gây mê, không có vết mổ, hầu như không đau. thời gian nằm viện ngắn (trung bình 3 ngày). Thời gian tán sỏi trung bình 60 phút

Nhược điểm

Kích thước sỏi < 2cm làm mốc, số lượng 1-3 viên sỏi. Với sỏi >2 cm kết quả tán thường hạn chế, có thể phải tán nhiều lần, hay gặp biến chứng tắc niệu quản do sỏi (thường phải đặt sonde JJ trước tán sỏi).

2. Phương pháp tán sỏi qua nội soi ống mềm.

Chỉ định:

 – Sỏi có kích thước < 3cm đơn thuần hoặc phối hợp, ở vị trí khó tiếp cận hoặc ở đài thận nhỏ.

 – Sỏi tái phát sau mổ mở, hoặc sỏi di chuyển sau các phẫu thuật tan sỏi khác.

 – Chức năng thận còn tốt.

Nguyên lí:

 Sử dụng nội ống soi ống mềm di chuyển qua đường bài xuất nước tiểu đến vị trí có sỏi, quan sát sỏi và tán sỏi bằng máy tán sử dụng  điện thuỷ lực, siêu âm hoặc laser; các mảnh sỏi vỡ nhỏ và được lấy ra bằng dụng cụ.

Tán sỏi ngược dòng

Phương pháp này được chỉ định trong 10% sỏi cần can thiệp.

Ưu điểm:

Là phương pháp ít xâm lấn , loại bỏ tối đa được sỏi, hồi phục nhanh và bảo tồn tối đa chức năng của thận.

Nhược điểm:

Chi phí khá cao so với các phương pháp khác.

3. Phương pháp tán và lấy sỏi qua da: (PCNL: Percutaneous nephrolithotomy )

Chỉ định:

-Sỏi san hô, hoặc sỏi có kích thước > 3 cm

-Sỏi thận hoặc niệu quản 1/3 trên có bao gồm các dị dạng đường tiết niệu : hẹp bể thận, hẹp cổ đài bể thận.

Nguyên lý:

Dùng kim luồn đi qua thành bụng, qua nhu mô thận vào đài bể  thận qua hướng dẫn của X-quang trên màn hình giảm âm. Nong rộng đường hầm vừa tạo, dẫn máy soi tiếp cận sỏi, sử dụng xung (điện  thuỷ lực, cơ học, LASER) tán sỏi thành nhiều mảnh nhỏ, hút sỏi ra ngoài, những mảnh sỏi nhỏ không gắp ra được sẽ được bài xuất qua đường bài tiết nước tiểu.

Đây là phương pháp hiện đại đòi hỏi có dụng cụ phương tiện đầy đủ, phẫu thuật viên có kinh nghiệm thuần thục.

– Phương pháp này điều trị 10% sỏi cần can thiệp.

Ưu điểm:

Giải quyết được những sỏi phức tạp mà những phương pháp kể trên chưa sử lý được.

Nhược điểm:

Đây là phương pháp hiện đại và phức tạp đòi hỏi có  phương tiện đầy đủ, và phẫu thuật viên có kinh nghiệm cao.

Các phương pháp tán sỏi thận - hình ảnh trước và sau tán sỏi qua da

Hình ảnh XQ bụng không chuẩn bị trước và sau phẫu thuật 

Những phương pháp nội soi tán sỏi kể trên đang góp phần vào việc điều trị sỏi tiết niệu  ít xâm lấn. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, những phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn, nói không với mổ mở điều trị sỏi đường tiết niệu đang ngày càng được áp dụng rộng rãi hơn. 

Xem thêm: 

Các phương pháp điều trị sỏi tiết niệu

Tán sỏi thận ống mềm

Tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ – mini PCNL

Website Soitietnieu.com được xây dựng và quản lý bởi Bs Mai Văn Lực. Chúng tôi hỗ trợ khám và điều trị các bệnh lý Ngoại khoa tiết niệu tại các bệnh viện uy tín do các bác sĩ giỏi, giáo sư đầu ngành trực tiếp khám và điều trị. 

Liên hệ:   0984 260 391 -   0886 999 115

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *